T6. Th12 20th, 2024
Những phản ứng sau khi tiêm vắc xin covid 19

Những phản ứng sau tiêm ngừa COVID-19: nhận biết phản ứng nguy hiểm và cách xử trí năm 2021: Với bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 được triển khai rộng khắp mọi nơi. Tuy nhiên sau khi tiêm phòng có thể gặp một số dấu hiệu thông thường trong đó có sốt, đau đầu… nhưng vẫn có vài trường hợp sau khi tiêm có triệu chứng co giật vì sốc phản vệ.

Những phản ứng sau tiêm ngừa COVID-19: nhận biết phản ứng nguy hiểm và cách xử trí năm 2021

Vaccine COVID-19 giúp xây dựng hệ miễn dịch mạnh mẽ chống lại virus này. Tuy nhiên, một số người sẽ trải qua những triệu chứng không mong muốn sau tiêm. Điều này là bình thường, chứng tỏ cơ thể bạn đang đáp ứng lại với vaccine và thuốc đang hoạt động tốt. Vậy những vấn đề nào có thể gặp phải sau tiêm ngừa COVID-19? và sau đây Sorbus.vn sẽ nói cho bạn biết những vấn đề sau tiêm vắc xin cùng theo dõi nhé.

Những phản ứng sau khi tiêm vắc xin covid 19

Cơ chế của các phản ứng sau tiêm

Sau khi tiêm vaccine vào cơ thể, miễn dịch được kích hoạt. Tương tự như cách chúng tiếp cận với virus thật sự nhưng không gây ra bệnh.

Vaccine không gồm virus có khả năng gây bệnh. Nhưng vaccine có chứa các phần tử có tính đặc trưng cho virus và đã được bất hoạt. Khi vào cơ thể, vacccine sẽ dàn cuộc tập trận giả cho hệ thống miễn dịch của con người. Từ đó giúp các chiến binh của hệ miễn dịch ghi nhớ được đặc trưng của virus. Sau quá trình này, khi virus xâm nhập vào cơ thể sẽ bị hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện và tiêu diệt. Chính sự “chiến đấu” này là nguyên nhân gây ra các triệu chứng không mong muốn sau tiêm. Quá trình “chiến đấu” và quá trình ghi nhớ các đặc trưng này không ảnh hưởng đến nhau. Điều đó có nghĩa là dù phản ứng sau tiêm có mạnh mẽ hay không thì hiệu quả của vacccine vẫn được đảm bảo.

Tăng lưu lượng máu và nhiệt độ là những vấn đề thường gặp gây ra các triệu chứng cho người tiêm. Sốt, ớn lạnh, đau vùng tiêm là các phản ứng thường gặp với nhiều mức độ từ nhẹ đến trung bình. Thời gian này là lúc mà các tế bào miễn dịch làm việc tốt nhất. Các triệu chứng thường chỉ xảy ra vài ngày rồi tự hết không gây ảnh hưởng nặng nề cho người được tiêm. Song, nếu không có triệu chứng gì, không có nghĩa là miễn dịch của bạn không làm việc. Bởi vì mỗi người có cách đáp ứng với thuốc khác nhau, nhưng hiệu quả kháng virus đều rất tốt.

Triệu chứng khi tiêm vắc xin covid 19

Nhóm phản ứng sau tiêm thường gặp

Những triệu chứng này tương tự như biểu hiện của cúm.

Ớn lạnh

Ớn lạnh có thể xảy ra không kèm sốt, thông thường triệu chứng không kéo dài quá hai ngày. Bạn có thể mặc áo ấm khi cảm thấy lạnh và cởi ra khi không cần. Tắm nước ấm cũng giúp bạn làm dịu cơn ớn lạnh của mình.

Mệt mỏi

Cách tốt nhất là nên nghỉ ngơi tối đa. Ngủ nhiều cũng là một cách tiết kiệm năng lượng để giúp cho miễn dịch có thời gian phản ứng với thuốc.

Sốt nhẹ

Rất nhiều người bị sốt sau khi tiêm vaccine, hãy luôn uống đủ nước nếu bạn bị sốt. Sốt thường không quá 380C và bạn nên lau mát hay uống thuốc hạ sốt nếu kèm mệt mỏi nhiều. Thuốc hạ sốt có thể mua ở quầy thuốc, bạn nên thông báo với dược sĩ tình trạng sốt sau khi tiêm ngừa để lựa chọn loại thuốc thích hợp. Thông thường sốt do tiêm sẽ không kéo dài quá 7 ngày sau tiêm. Nếu kéo dài hoặc xuất hiện sau 7 ngày, bạn nên liên hệ y tế để được tư vấn và thăm khám tìm nguyên nhân khác.

Sốt nhẹ < 38 độ C là triệu chứng thường gặp sau chích ngừa

Sốt nhẹ < 38oC là triệu chứng thường gặp sau chích ngừa

Đau đầu

Một số vaccine gây ra nhẹ – một trong những triệu chứng thường gặp. Tuy nhiên, đau đầu thường không cần phải xử trí gì và cơn đau sẽ tự giảm sau vài giờ. Nếu đau nhiều, bạn có thể sử dụng , uống nhiều nước, ngủ nghỉ tối đa. Mát xa nhẹ vùng thái dương cũng giúp giảm triệu chứng.

Đau chỗ tiêm

Sưng đau, nóng đỏ vị trí tiêm là vấn đề rất thường gặp khi chích ngừa. Triệu chứng này không đáng ngại và có thể áp dụng một vài cách để giảm đau. Bạn nên thường xuyên cử động nhẹ nhàng cánh tay của mình để máu huyết lưu thông tốt. Nếu đau nhiều, có thể đắp khăn lạnh vùng tiêm khoảng 20 phút mỗi lần. Cơn đau sẽ không kéo dài quá lâu. Sau khi hết đau, bạn nên đắp khăn ấm 20 phút mỗi lần để thư giãn cơ bắp. Mỗi đợt có thể luân phiên cách nhau 10 phút.

Sưng hạch nách

Một số loại thuốc có thể gây sưng to , bạn có thể dễ dàng sờ thấy dưới da những u tròn nhỏ, di động, bề mặt nhẵn kèm đau. Triệu chứng thường hết sau vài ngày. Chườm lạnh có thể giúp giảm sưng và đau vùng hạch, ngoài ra có thể uống thuốc panadol. Hạch sưng do vaccine thường không kéo dài quá một tháng.

Triệu chứng giống cúm

Yếu mệt, nhức mỏi, hắt hơi, sổ mũi, chóng mặt, buồn nôn là biểu hiện chung sau khi chích vaccine ngừa COVID-19. Chăm sóc sức khỏe tốt, nghỉ ngơi, ngủ, tắm nước ấm, giải trí lành mạnh có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Hơn nữa, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nên chọn các loại trái cây nhiều nước, đồ ăn ít béo; hạn chế đồ ngọt, cà phê, rượu bia, đồ nướng hay nhiều dầu mỡ. Giữ tinh thần thoải mái, mát xa nhẹ nhàng cũng giúp bạn giảm dần các triệu chứng không mong muốn.

Hắt hơi, sổ mũi là những triệu chứng giống cúm hay gặp

Hắt hơi, sổ mũi là những triệu chứng giống cúm hay gặp

Nhóm phản ứng sau tiêm nguy hiểm

Các vấn đề này có thể xảy ra rất nhanh và nặng nề và khó dự đoán được.

Sốc phản vệ

Sốc phản vệ hiếm khi xảy ra, nhưng nếu có, các triệu chứng thường xảy ra rất sớm và rầm rộ. Khó thở, khó nuốt, khò khè, nổi ban, mất ý thức, sưng phù mặt, môi, lưỡi là các dấu hiệu báo động. Khi gặp những vấn đề trên, bạn nên báo ngay với nhân viên y tế hoặc đi bệnh viện. Sốc có thể xảy ra nặng nề đe dọa tính mạng người được chích, do đó, khuyến cáo mọi người nên nghỉ ngơi tại chỗ sau tiêm 15-30 phút để theo dõi các hoặc bất thường.

Sốc phản vệ cần phải được xử trí cấp cứu kịp thời

Sốc phản vệ cần phải được xử trí cấp cứu kịp thời

Các triệu chứng nhẹ trở nặng hoặc kéo dài

Các triệu chứng thường gặp mức độ nhẹ và trung bình đều xảy ra và tự hết trong một thời gian ngắn. Thời gian theo dõi các triệu chứng sau tiêm thông thường là trong vòng 7 ngày. Nếu triệu chứng kéo dài lâu hơn hoặc trở nặng nhanh hơn, bạn cần đến ngay bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời. Điều này có thể là chỉ điểm của một bệnh lý khác đang hiện diện hoặc do chính cơ thể phản ứng vaccine với một cách mạnh mẽ.

Xem thêm: Thuốc B Complex with Vitamin C Stress Formula

Mức độ phản ứng sau tiêm có liên quan đến tác dụng của vaccine?

Nhiều người sau khi tiêm vaccine thắc mắc: “tôi không cảm thấy gì sau tiêm, liệu tôi có tạo được kháng thể?”. Thực tế, các vaccine được WHO cấp phép hoạt động khẩn cấp đều được kiểm định kỹ lưỡng trước khi đưa vào chương trình tiêm chủng. Mặc dù không có vaccine nào giúp bạn ngăn ngừa 100% virus; Song, các thuốc được kiểm tra và thử nghiệm mang lại kết quả tốt nhất định. Các tác dụng phụ có hay không tùy thuộc vào cách mà hệ miễn dịch mỗi người đáp ứng với vaccine. Vì vậy, không có triệu chứng sau tiêm cũng là một cách đáp ứng của cơ thể đối với thuốc. Điều này không có nghĩa miễn dịch của bạn kém hơn.

Vaccine có thể mất từ 2-3 tuần để mang lại hiệu quả đầy đủ. Trong thời gian này, một số triệu chứng là tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra làm cho người được tiêm cảm thấy khó chịu. Quan trọng nhất, bạn cần hiểu và nhận diện được các dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo để kịp thời can thiệp y tế. Theo dõi, giữ sức khỏe tốt sau tiêm cũng giúp bạn nâng cao miễn dịch của mình.

Sau khi tiêm vắc xin covid 19 cần phải uống thêm vitamin

Vitamin và chất khoáng có vai trò rất quan trọng trong đề kháng và miễn dịch cơ thể, nếu thiếu làm giảm sức đề kháng và miễn dịch chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh. Các vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch gồm: vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E và chất khoáng như sắt, kẽm, selen,… Theo khuyến nghị về rau xanh và hoa quả chín, thì lượng rau xanh từ 200-300g/người/ngày, quả chín từ 100-200g/người/ngày. Vitamin và khoáng chất có nhiều trong thực phẩm như:

Vitamin A có nhiều trong rau xanh có màu xanh đậm, hoa quả màu vàng, đỏ như gấc, đu đủ, xoài, rau ngót, rau giền cơm…và thức ăn động vật gan gà, gan lợn, gan bò,…;

Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc tự nhiên như đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có lá màu xanh đậm;

Vitamin C có nhiều trong rau ngót, rau mùi tàu, rau dền, rau đay, rau mồng tời, hành hoa, …trong các loại quả như bưởi, đủ đủ, quýt, cam, chanh,…;

Vitamin D có nhiều gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản, sữa… ;

Vitamin nhóm B có nhiều trong cám gạo, ngũ cốc, các loại hạt đậu, mè, mầm lúa mì, tim, gan;

Sắt gây ảnh hưởng đến miễn dịch qua trung gian tế bào hơn là miễn dịch dịch thể. Sắt có nhiều trong mộc nhĩ, nấm hương, rau giền đỏ, đậu tương, tiết bò, bầu dục lợn, lòng đỏ trứng vịt, cua đồng,…;

Kẽm giúp tăng cường miễn dịch, giúp làm vết thương mau lành và giúp duy trì vị giác và khướu giác. Kẽm tham gia vào hàng trăm enzym chuyển hóa trong cơ thể, khi thiếu kẽm trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa do giảm sức đề kháng, có biểu hiện biếng ăn chậm lớn, chậm phát triển chiều cao, các thức ăn giàu như thịt, cá, tôm, sò, sữa, trứng, ngao, hàu,…

Thành phần

– Ester-C 500mg

– Vitamin D3 1000IU

– Zinc Citrate 30mg

2. Công dụng:

Bổ sung vitamin D, vitamin C và kẽm cho cơ thể

3. Đối tượng sử dụng:

Người lớn trên 19 tuổi

Lưu ý: Người đang điều trị các bệnh đặc biệt khác hay phụ nữ có thai cần hỏi bác sỹ trước khi sử dụng.

Lưu ý:

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Không dùng khi mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của sản phẩm.
Bài viết của Sorbus chỉ có tính chất tham khảo và được chọn lọc từ nhiều nguồn đáng tin cậy
Bài viết trên không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Kết bài: Thông tin được cung cấp trong bài viết không nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị, chữa bệnh hoặc ngăn ngừa bất kỳ bệnh lý, bệnh tật nào hoặc để thay thế lời khuyên của chuyên gia y tế, bác sỹ. Kết quả không được đảm bảo và có thể khác nhau tùy từng cá nhân.