T2. Th4 22nd, 2024
các Các bài tập thở phục hồi chức năng phổi cho người nhiễm Covid-19 năm 2021

Các bài tập thở phục hồi chức năng phổi cho người nhiễm Covid-19 năm 2021: Việc tập thở và phục hồi chức năng phổi rất cần thiết ở người sau điều trị COVID-19. Bài tập này cũng có thể sử dụng trong trường hợp mệt mỏi do làm việc liên tục kéo dài, suy giảm chức năng hô hấp mạn tính, giúp làm giảm các triệu chứng khó thở, lo lắng và trầm cảm, cải thiện thể chất và chất lượng cuộc sống. Đây giống như bài thể dục nên mỗi ngày có thể tập một vài lần, mỗi động tác khoảng 8-10 lần. Cùng xem qua bài viết dưới đây của Sorbus.vn vềcác bài tập thở nhé.

Các bài tập thở phục hồi chức năng phổi cho người nhiễm Covid-19 năm 2021

Như chúng ta đã biết, hệ hô hấp có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sinh hoạt của con người, và virus SARS-COV-2 tấn công vào phổi và hệ hô hấp một cách mạnh mẽ nhất . Ở những người tổn thương phổi nặng chức năng phổi giảm đi khoảng 20-30%. Do vậy, bệnh nhân đang hoặc đã Covid-19 nên áp dụng các bài tập cho phổi tăng cường thở đồng thời tốt cả cho tim mạch để cơ thể hồi phục từ từ. Bên cạnh đó còn giúp cải thiện hiệu quả hô hấp, sức bền của phổi ngay cả khi khỏe mạnh, chưa nhiễm bệnh.

Các bài tập thở phục hồi chức năng phổi cho người nhiễm Covid-19

Hiểu đúng về công dụng của các bài tập thở phục hồi chức năng phổi

Các bài tập thở giúp tái tạo và tăng cường sức mạnh cho phổi, đặc biệt là giúp phục hồi chức năng cơ hoành và cải thiện khả năng thở, làm sạch đàm nhớt, khôi phục độ bão hòa oxy máu và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Các nghiên cứu lâm sàng cũng chỉ ra rằng đối với bệnh nhân COVID-19, một số kỹ thuật thở nhất định có thể giúp giảm khó thở và giảm đáng kể các biến chứng. Ngoài ra, hít thở sâu cũng có thể giúp bệnh nhân trong giai đoạn hồi phục giảm bớt căng thẳng và lo lắng, phục hồi nhanh hơn.

Bệnh nhân có thể thực hiện các tư thế yoga, các bài tập thở sâu để thúc đẩy quá trình oxy hóa, tăng cường chức năng phổi và cách ly tại nhà có thể được thực hiện dễ dàng.

Hãy nhớ rằng, mặc dù những bài tập này có thể không trực tiếp giúp bạn chống lại virus, nhưng chúng có thể giúp bạn phục hồi dễ dàng hơn.Bên cạnh đó, còn cải thiện hiệu quả hô hấp, sức bền của phổi ngay cả khi khỏe mạnh. Người khỏe mạnh vẫn cần tập hít thở sâu như 1 bài tập thể dục. Khi đã quen thở sâu từ lúc khỏe, chẳng may mắc Covid-19 sẽ dễ dàng tuân thủ bài tập hơn, vì khi có triệu chứng người bệnh thường rất mệt mỏi. Bài tập thở giúp cải thiện khả năng hô hấp ngay từ khi đang bệnh . Tuy nhiên, “phục hồi” ko phải là đưa chức năng phổi về 100% trc khi mắc bệnh mà là khai thác tối đa khả năng hô hấp còn lại mà mỗi người hiện có.

Đối với hệ hô hấp:

Thở đúng cách có tác dụng đưa được nhiều dưỡng khí vào tận đáy phổi và đỉnh phổi mà bình thường khí không đến được. Bên cạnh đó là luyện các cơ hô hấp như cơ liên sườn, cơ hoành, chống lại hiện tượng xơ cứng các khớp ở lồng ngực, hỗ trợ giúp tống dịch ra khỏi phổi.

Đối với hệ tuần hoàn:

Thở đúng cách giúp lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn. Khi các cơ hô hấp co bóp mạnh, làm thay đổi áp suất trong lồng ngực, ổ bụng thì máu lưu thông sẽ tốt hơn, tránh tình trạng ứ đọng.

Đối với hệ thần kinh:

Khi tuần hoàn lưu thông thì các tế bào thần kinh được nuôi dưỡng tốt hơn, điều hòa hệ thần kinh thực vật, giúp điều chỉnh cảm xúc, tâm lý.

Lưu ý: Cần thận trọng với các trường hợp lao phổi đợt cấp, chấn thương lồng ngực, tràn khí màng phổi.

tập thở bằng phổi dành cho bệnh nhân covid 19

Bài tập thở giúp bệnh nhân COVID-19 tăng cường hệ hô hấp

Bài tập thở chúm môi (Pursed lip breathing)

Mục đích của các bài tập thở là để khắc phục sự ứ khí trong phổi, có các biện pháp đối phó với tình trạng khó thở. Bài tập thở chúm môi là một trong những bài tập thường được dùng trong phục hồi chức năng hô hấp.

Bước 4: Từ từ thở ra bằng miệng ở trạng thái chúm/chu môi trong 4 lần đếm

Bài tập thở bằng bụng (Belly breathing)

Bài tập thở bằng bụng luôn là một bài tập đơn giản, bạn có thể thực hiện hàng ngày, hoặc thậm chí một vài lần trong ngày, để tăng cường chuyển động của cơ hoành và bắt đầu nhận được nhiều lợi ích hơn từ việc hít thở sâu này.

Thực hành:

Bước 1: Ngồi xuống, đặt tay lên bụng hoặc để thoải mái hơn bạn có thể nằm

Bước 2: Ngậm miệng và hít vào từ từ bằng mũi

các bài tập thở cho bệnh nhân covid 19

Khi hít vào, bụng bạn sẽ đầy không khí và to ra như một quả bóng

Nếu kết quả đo Oxy cho thấy nồng độ Sp02 dưới 94% hay thấy mệt, bệnh nhân nên nằm sấp, điều này sẽ cải thiện nhịp thở và tăng độ bão hòa Oxy.

Bước 2: Chuyển sang nằm bên phải trong 30 phút đến 2 giờ

Bước 3: Chuyển từ 30 phút đến 2 giờ sang tư thế ngồi (30-60 độ)

Bước 4: Di chuyển sang trái 30 phút đến 2 giờ.

Bước 5: Chuyển sang nằm sấp, co chân trong 30 phút đến 2 giờ

Bước 6: Trở lại vị trí nằm sấp trong 30 phút đến 2 giờ.

Lưu ý:

Tiếp tục theo dõi nồng độ Oxy sau mỗi lần thay đổi vị trí, nếu mức Oxy giảm xuống dưới 92% Sp02. Hãy liên hện với Nhân viên y tế và tìm kiếm sự chăm sóc ngay lập tức.
Tránh nằm sấp với các trường hợp sau: phụ nữ mang thai, người có bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu, bệnh tim mạch, các vấn đề về cuộc sống hoặc gãy xương,…

tăng cường vận động nhịp thở

Thực hiện dinh dưỡng hợp lý để tăng cường miễn dịch cho cơ thể

– Thực hiện tốt 10 Lời khuyên dinh dưỡng hợp lý; Các khuyến cáo về tiêu thụ thực phẩm phù hợp cho mỗi nhóm tuổi (theo Tháp dinh dưỡng dành cho các lứa tuổi khác nhau, do Viện Dinh dưỡng – Bộ Y tế ban hành);

– Cung cấp đủ chất đạm (protein) cho cơ thể, vì đây là nguyên liệu quan trọng để tạo nên các kháng thể. Cần ăn phối hợp cả thực phẩm giàu protein động vật (như các loại cá, thịt gà, thịt bò, trứng, sữa…) và protein thực vật (từ các loại đậu, đỗ…).

– Cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết, như vitamin A; C; D; E; Sắt; Kẽm; Selen, đây là những chất quan trọng góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

+ Vitamin A và Beta-caroten: vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hóa. Việc sản xuất các kháng thể trên bề mặt niêm mạc có tác dụng lớn trong việc chống lại sự tấn công của virus gây bệnh. Thực phẩm giàu vitamin A gồm: gan động vật, lòng đỏ trứng. Các loại rau và trái cây cũng chứa nhiều Beta-caroten (tiền chất của Vitamin A) như: cà rốt, khoai lang, bí ngô, đu đủ, và các loại quả có màu vàng/ màu đỏ…

+ Vitamin C: giúp tăng cường hệ miễn dịch thông qua hỗ trợ sản xuất interferon (loại protein chống lại tác nhân gây bệnh, là thành phần đạm quan trọng của hệ miễn dịch). Đây là chất dinh dưỡng giúp ức chế sự tổng hợp của virus mới, từ đó có tác dụng chống lại virus xâm nhập. Nguồn thực phẩm giàu vitamin C đến từ trái cây và rau tươi như: cam, quýt, bưởi, nho, cà chua, súp lơ, củ cải, ớt chuông…

+ Vitamin E: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin E có thể làm tăng đáng kể khả năng miễn dịch, giúp cơ thể đề kháng tốt hơn với các tác nhân gây bệnh. Trong cơ thể, vitamin E tham gia chuyển hóa của các tế bào; bảo vệ màng tế bào khỏi bị ôxy hóa. Thực phẩm giàu vitamin E chủ yếu có nguồn gốc thực vật như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu, các loại hạt và các loại rau có lá màu xanh đậm.

+ Vitamin D: là một vitamin tan trong chất béo, có liên quan đến các chức năng khác nhau của hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Nguồn chính của Vitamin D là tổng hợp ở da dưới ảnh hưởng của bức xạ tia cực tím mặt trời B (UV-B) chiếm 80-90% và khoảng 10-20% do chế độ ăn uống, do đó, mỗi ngày cần tắm nắng từ 15-30 phút, tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản… cho bữa ăn hàng ngày.

+ Selen: Nguyên tố khoáng chất vi lượng selen là một chất chống oxy hóa mạnh. Đủ lượng selen sẽ giúp tăng cường khả năng chống nhiễm trùng cho cơ thể. Nguồn cung cấp selen là các loại thực phẩm như gạo nâu, lúa mạch, cá, tôm, rong biển…

+ Sắt và Kẽm: Sắt và kẽm giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch. Các loại động vật có vỏ và hải sản như: hàu, cua… là nguồn cung cấp kẽm vô cùng phong phú. Bên cạnh đó, gan động vật và thịt nạc cũng rất giàu sắt, cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ.

– Tăng cường sử dụng một số thực phẩm/gia vị chứa các hoạt chất đặc biệt giúp tăng cường miễn dịch như: tỏi, hành, nghệ, sả, nấm, tảo biển… giúp kích thích hệ thống miễn dịch thông qua kích hoạt các cytokin, hoạt hóa đại thực bào để thực hiện chức năng miễn dịch. Ngoài ra, nhóm thực phẩm chứa flavonoid cũng đóng vai trò quan trọng giúp tăng khả năng chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch của cơ thể. Các thực phẩm giàu flavonoid như: các loại rau gia vị, súp lơ xanh, cải xanh, táo, trà xanh…

– Thực hiện bổ sung vi chất dinh dưỡng (viên đa vi chất dinh dưỡng, hoặc sản phẩm dinh dưỡng có chứa vi chất sắt, kẽm, vitamin A, D, E…) nếu khẩu phần ăn không đủ các chất dinh dưỡng nói trên, hoặc khi cơ thể được bác sỹ dinh dưỡng chuẩn đóa là bị thiếu vi chất dinh dưỡng.

Mô tả sản phẩm:

Sản phẩm giàu chất dinh dưỡng giành cho nam giới: Vitamin Bcomplex, Lycopene; các loại khoáng chất – Sắt, Selenium; Thảo dược – Saw palmetto, Nhân sâm; các loại Vitamin giàu chất chống oxy hóa A, C, E; Kẽm – giúp hỗ trợ miễn dịch; Axid Folic giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch; Choline, Inositol giúp thúc đẩy sức khỏe gan.
Sản phẩm thích hợp cho người ăn chay.
Sản phẩm không chứa: Gluten, Lúa mì, Sữa, Men, Đường, Hương vị nhân tạo và chất bảo quản

 Thành phần:

Mutltivitamin

Lưu ý:

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Không dùng khi mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của sản phẩm.
Bài viết của Sorbus chỉ có tính chất tham khảo và được chọn lọc từ nhiều nguồn đáng tin cậy
Bài viết trên không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bài viết của Sorbus chỉ có tính chất tham khảo và được chọn lọc từ nhiều nguồn đáng tin cậy. / Bài viết trên không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.