T5. Th11 21st, 2024

Hợp đồng đặt cọc cho thuê văn phòng là bước đầu tiên của quá trình giao dịch và cũng là bước rất quan trọng đảm bảo quyền lợi cho cả người thuê và người cho thuê. Tuy vậy, dù là loại hợp đồng nào cũng sẽ luôn có những vấn đề mà bạn cần hết sức lưu ý nếu không muốn gánh chịu những rủi ro thuê văn phòng không đáng có.

Cần lưu ý gì trong hợp đồng đặt cọc cho thuê văn phòng để tránh rủi ro?

  1. Xác định ai là người sẽ ký hợp đồng đặt cọc cho thuê văn phòng:

Bởi hợp đồng đặt cọc cho thuê văn phòng cũng là cam kết có giá trị bằng tiền. Nên trước khi ký hợp đồng đặt cọc, người cho thuê và người thuê cần phải xác định rõ ràng ai sẽ là người ký hợp đồng với mình. Và họ có đủ năng lực, tư cách để ký hợp đồng hay không.

Với người thuê cần phải xác định rõ người ký hợp đồng đặt cọc có phải là chủ nhân bất động sản mình dự định mua hay không. Nếu là người được ủy quyền thì cần phải xác định họ có giấy tờ chứng minh và có đủ thẩm quyền hay không.

Còn với người cho thuê cần phải xem người thuê có đủ điều kiện cho thuê văn phòng tại Việt Nam hay không, để tránh các rắc rối sau này.

Với các nhà đất được ủy quyền mua bán, cần xác định rõ đối tượng được ủy quyền là ai, có giấy tờ chứng minh hay không

  1. Xác định đối tượng được đặt cọc:

Người thuê sẽ dùng tiền hoặc các đồ vật có giá trị thay thế để đặt cọc mua một bất động sản. Đây sẽ là hai đối tượng chính trong hợp đồng đặt cọc mà bạn cần phải xác định rõ.

Kingoffice cho thuê văn phòng dạng thô giúp tiết kiệm nhiều chi phí
Kingoffice cho thuê văn phòng dạng thô giúp tiết kiệm nhiều chi phí

Cần phải tìm hiểu xem bất động sản có đủ điều kiện giao dịch hay không. Có các vướng mắc về pháp lý nào hay không. Người thuê nên tìm hiểu kỹ bởi nếu đã ký hợp đồng đặt cọc cho thuê văn phòng với các bất động sản này thì bạn hoàn toàn có thể rơi vào thế bị động. Tiếp tục mua thì chịu rủi ro không hề nhỏ, còn không mua thì phải đền bù tiền cọc.

Nếu tài sản đặt cọc là tiền thì cần ghi rõ số tiền chính xác là bao nhiêu. Hoặc nếu là đồ vật có giá trị khác thì cần phải đảm bảo đây là các món đồ hợp pháp và nên được quy đổi giá trị ra tiền.

  1. Xác định thời hạn trong hợp đồng đặt cọc cho thuê văn phòng:

Trong hợp đồng đặt cọc cho thuê văn phòng sẽ luôn có điều khoản quy định về thời gian. Sau khoảng thời gian này cả hai bên sẽ tiến tới việc giao dịch cho thuê văn phòng chính thức.

Nếu đã đến thời hạn mà một trong hai bên vì bất cứ lý do gì không thực hiện được việc giao dịch thì sẽ phải đền bù tiền cọc theo điều khoản ghi trong hợp đồng đặt đọc cho thuê văn phòng. Và có thể giao dịch sẽ bị hủy bỏ. Chính vì thế, người cho thuê và người thuê cần phải xác định khoảng thời gian chờ này cho hợp lý.

  1. Xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng:

Theo quy định của pháp luật hiện hành (nghị định 163/2006/NĐ-CP), bên nhận cọc có nghĩa vụ phải giữ gìn tài sản đặt cọc. Tức là khi hợp đồng đặt cọc cho thuê văn phòng vẫn còn thời hạn thì bên nhận cọc không được khai thác và sử dụng tiền cọc mà mình nhận được. Ngoài ra, bên nhận cọc cũng không thể giao dịch mua bán bất động sản được đặt cọc với bên thứ ba khác. Nếu không sẽ phải đền bù hợp đồng.

Trong thời hạn đặt cọc, bên nhận cọc không được quyền sử dụng tài sản đặt cọc cho mục đích khác
Trong thời hạn đặt cọc, bên nhận cọc không được quyền sử dụng tài sản đặt cọc cho mục đích khác

Còn với bên đặt cọc, một khi đã ký vào hợp đồng đặt cọc cho thuê văn phòng thì nếu trong hợp đồng không có các điều khoản “phá vỡ” thì bạn nhất định phải mua bất động sản đó khi hết thời hạn đặt cọc.

Ngoài ra, cũng nên chú ý điều khoản tiền cọc hay đồ vật giá trị sẽ được quy đổi thành tiền trả trước trừ vào giá trị hợp đồng mua bán bất động sản sau này. Hay sẽ được hoàn trả lại cho bên đặt cọc khi thực hiện cho thuê văn phòng. Để tránh các tranh chấp có thể phát sinh.

  1. Các điều khoản đền bù nếu phá vỡ hợp đồng:

Trường hợp một trong hai bên phá vỡ hợp đồng đặt cọc cho thuê văn phòng mà không căn cứ trên các điều khoản hợp đồng thì phải đền bù cho bên còn lại. Thông thường sẽ là mất toàn bộ số tiền đã đặt cọc. Tuy nhiên, mức đền bù có thể thay đổi tùy theo thỏa thuận giữa bai bên, thậm chí có thể gấp mấy lần số tiền cọc ban đầu.

Ngoài ra, trong hợp đồng đặt cọc cho thuê văn phòng còn có thể có một số điều khoản đền bù khác mà bạn cần chú ý. Chẳng hạn như người thuê tự ý chuyển nhượng việc mua bán cho một đối tượng khác thì cũng phải đền bù hợp đồng đặt cọc cho thuê văn phòng.

Bên cạnh đó, với tính chất là hợp đồng dân sự nên các điều khoản trong hợp đồng đặt cọc cho thuê văn phòng phải dựa trên tinh thần tự nguyện và có sự đồng thuận của cả hai bên. Và phải được căn cứ trên nền tảng quy định pháp luật hiện hành.