T4. Th12 4th, 2024
Top nguyên nhân gây hôi miệng bạn đã biết

Hôi miệng làm cho bạn tự ti trong giao tiếp hơn nữa hôi miệng còn cảnh báo đến sức khoẻ và răng miệng, cho nên bạn cần kiểm tra sức khoẻ răng miệng của mình theo đúng định kỳ ngoài ra bạn cũng tìm hiểu nguyên nhân gây ra hội miệng và cách khác phục tình trạng hôi miệng cùng xem bài viết sau đây nhé!

Bạn cảm thấy tự ti khi giao tiếp vì bị hôi miệng? Việc hiểu rõ nguyên nhân gây hôi miệng sẽ giúp bạn có cách khắc phục nhanh chóng, hiệu quả để không còn quá lo lắng mỗi khi giao tiếp với mọi người xung quanh.

Top nguyên nhân gây hôi miệng bạn đã biết

Hôi miệng là gì?

Hôi miệng, hay còn gọi là chứng miệng hôi, là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu. Đây là vấn đề thường gặp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây ra sự ngại ngùng trong giao tiếp.

Các nguyên nhân chính gây hôi miệng

Hôi miệng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng không tốt về sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Dưới đây là 12 nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến và cách trị hôi miệng hiệu quả:

1. Nguyên nhân hôi miệng: Ăn thực phẩm có mùi

Một nguyên nhân hôi miệng phổ biến mà ai cũng từng gặp phải đó là tiêu thụ các loại thức ăn hay đồ uống có mùi. Các hạt thức ăn có mùi sẽ xâm nhập vào máu và được đưa đến phổi sau khi bạn ăn một số loại thực phẩm rau củ hay gia vị có mùi nặng chẳng hạn như hành tây, tỏi…

Đây là nơi thực phẩm có mùi sẽ gây ảnh hưởng đến mùi hơi thở mỗi khi bạn thở ra. Chính vì vậy, những thức ăn này là nguyên nhân gây hôi miệng đầu tiên phải kể đến.

2. Vệ sinh răng miệng kém

Nguyên nhân gây hôi miệng này khá phổ biến ở trẻ em và người lớn tuổi. Việc không đánh răng, làm sạch kẽ răng đúng cách hay không làm sạch lưỡi sẽ khiến các hạt thức ăn vẫn còn lưu lại trong miệng.

Vi khuẩn trong khoang miệng sẽ phân hủy những phần thực phẩm còn sót lại và có thể gây ra mùi hôi. Ngoài ra, sự phát triển của vi khuẩn còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.

3. Bệnh nha chu là nguyên nhân gây hôi miệng

Bạn có từng thắc măc hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì hay không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!

Theo các chuyên gia sức khỏe, bệnh nha chu có thể là “thủ phạm” gây ra tình trạng này. Nếu bạn không vệ sinh răng miệng kỹ sẽ khiến mảng bám không được loại bỏ triệt để. Theo thời gian, các mảng bám sẽ cứng lại, tạo thành vôi răng (cao răng) và không thể loại bỏ bằng cách đánh răng thông thường.

Vôi răng có thể gây kích ứng nướu, tạo lỗ nhỏ hình thành ở khu vực giữa răng và nướu. Thực phẩm, vi khuẩn và mảng bám răng có thể tích tụ tại đó và gây ra mùi hôi miệng. Đối với nguyên nhân này, cách trị hôi miệng triệt để là bạn nên đi khám để được điều trị phù hợp.

4. Hút thuốc lá khiến hơi thở có mùi

Hút thuốc là một trong các nguyên nhân hôi miệng ở người lớn khá phổ biến, đặc biệt là ở nam giới. Tất cả các sản phẩm thuốc lá có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe răng miệng nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh việc khiến miệng bạn có mùi nặng khó chịu, thuốc lá còn có thể làm hỏng mô nướu và gây ra bệnh nướu răng.

Top nguyên nhân gây hôi miệng bạn đã biết

5. Thói quen uống nhiều rượu bia

Thói quen uống rượu bia có phải là nguyên nhân hôi miệng ở người lớn không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!

Theo các chuyên gia sức khỏe, bệnh hôi miệng cũng bắt nguồn từ việc tiêu thụ thức uống có cồn. Đây là một thủ phạm dẫn đến bệnh hôi miệng, xảy ra khá phổ biến ở nam giới. Bạn càng uống rượu thường xuyên sẽ càng có nhiều nguy cơ gặp phải triệu chứng hôi miệng. Việc tiêu thụ rượu quá mức sẽ làm giảm sản xuất nước bọt, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi phát triển.

6. Nguyên nhân gây hôi miệng: Chế độ ăn ít carbohydrate

Carbohydrate đóng vai trò phục vụ các chức năng quan trọng trong cơ thể. Nếu chế độ ăn uống của bạn không có đủ lượng carbs có thể dẫn đến bệnh hôi miệng. Điều này do cơ thể không có đủ lượng carbs để duy trì các hoạt động, có thể gây ra những thay đổi đối với quá trình trao đổi chất cơ thể và dẫn đến hôi miệng. Đồng thời, gan phải phá vỡ chất béo lấy năng lượng khiến miệng có mùi kim loại.

Ngoài ra, khi tiêu thụ thực phẩm giàu protein, đôi khi có thể khiến cơ thể gặp khó khăn trong vấn đề tiêu hóa và có xu hướng giải phóng khí lưu huỳnh gây mùi hôi miệng khi không chuyển hóa được.

Để hạn chế nguyên nhân gây hôi miệng do chế độ ăn uống, bạn hãy xây dựng thực đơn các thực phẩm bổ dưỡng và cân bằng hơn với nhiều loại rau củ, trái cây tốt cho sức khỏe.

Top nguyên nhân gây hôi miệng bạn đã biết

Cách khắc phục hôi miệng

Sau khi biết được nguyên nhân bị hôi miệng, bạn cần áp dụng các cách trị hôi miệng hiệu quả. Để tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày, bạn có thể áp dụng một số cách trị hôi miệng sau đây:

Đánh răng: Bạn hãy nhớ đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn và thay đổi bàn chải đánh răng sau 2 đến 3 tháng sử dụng.

Làm sạch kẽ răng: Chỉ nha khoa, bàn chải kẽ răng sẽ làm giảm sự tích tụ của thức ăn và mảng bám ở vùng kẽ, vì đánh răng chỉ làm sạch khoảng 60% bề mặt của răng.

Khám răng tổng quát: Đây là cách bảo vệ răng và trị hôi miệng hiệu quả, hơn nữa để có một hàm răng khỏe mạnh, trắng sáng giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp.

Làm sạch dụng cụ răng giả, khí cụ niềng răng: Bạn nên làm sạch răng giả hoặc nếu mang niềng răng nên vệ sinh kỹ hơn. Bạn có thể cân nhắc dùng máy tăm nước để dễ dàng làm sạch.

Top nguyên nhân gây hôi miệng bạn đã biết

Cạo lưỡi: Vi khuẩn, thức ăn và tế bào chết thường tích tụ trên lưỡi, đặc biệt là ở những người hút thuốc hoặc người bị khô miệng thường xuyên, do đó bạn hãy nên mua dụng cụ cạo lưỡi.

Hạn chế để miệng khô: Bạn nên uống nhiều nước và tránh những thực phẩm làm giảm tiết nước bọt. Nếu thường xuyên bị khô miệng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kích thích dòng nước bọt.

Chế độ ăn uống: Nếu bị hôi miệng bạn nên ăn những thực phẩm giúp kích thích tiết nước bọt như dâu tây, táo, mía, sữa chua, trà xanh.

Kết luận

Hôi miệng là vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hiểu rõ nguyên nhân là bước đầu tiên để khắc phục tình trạng này. Chăm sóc răng miệng tốt, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và kiểm soát các bệnh lý là những biện pháp quan trọng để có hơi thở thơm mát. Nếu tình trạng hôi miệng kéo dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Tham khảo: Nha khoa Park Way