Các việc tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ em và phụ nữ chuẩn bị mang thai cần lưu ý gì?: Bệnh thủy đậu được cho là do virus Varicella Zoster gây ra, thường xuất hiện vào mùa lạnh. Nguồn lây nhiễm chủ yếu là từ người bệnh thủy đậu, thời gian truyền bệnh có thể từ lúc ủ bệnh cho đến khi nốt ban đóng vảy. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nước bọt và dịch họng khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
Các việc tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ em và phụ nữ chuẩn bị mang thai cần lưu ý gì?
Bệnh thủy đậu do vi-rút varicella zoster gây ra. Đây là căn bệnh rất dễ lây truyền thông qua đường hô hấp và tiếp xúc dịch tiết. Trẻ em là đối tượng mắc bệnh chủ yếu, tuy nhiên, đôi khi cả người lớn nhiễm và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Lịch tiêm vắc-xin thủy đậu cho trẻ em và phụ nữ chuẩn bị có thai là gì? Hãy cùng Sorbus.vn theo dõi các vấn đề được phân tích và trình bày trong bài viết dưới đây nhé!
Vắc-xin thủy đậu tiêm khi nào?
Trẻ em và phụ nữ khi mang thai là những đối tượng có hệ thống miễn dịch hoạt động kém hơn so vơi người bình thường. Do đó, nguy cơ nhiễm bệnh ở những đối tượng này tăng lên.
Ngoài ra, ở những trường hợp các đối tượng kể trên rất dễ gặp các biến chứng nguy hiểm. Thậm chí có thể tử vong. Do vậy, nên tiêm vắc-xin thủy đậu cho trẻ và phụ nữ chuẩn bị có thai để dự phòng là biện pháp tốt nhất để bảo vệ họ.
Tiêm phòng thủy đậu cho trẻ em, phụ nữ trước khi mang thai
là bệnh lành tính. Tuy nhiên, khi mắc bệnh cũng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ em và phụ nữ mang thai.
Các biến chứng của bệnh có thể gây ra:
Tại sao cần tiêm phòng thuỷ đậu cho trẻ nhỏ và phụ nữ chuẩn bị mang thai
Ngoài ra, bệnh thủy đậu còn có thể gây các bệnh như:
Phụ nữ mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ và phụ nữ sắp sinh, bệnh có thể từ mẹ truyền sang cho thai nhi. Do vậy, nguy cơ trẻ bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh sẽ rất cao. Khi mắc bệnh sẽ tạo nên:
Nếu mắc thủy đậu trong những ngày sắp sinh, trẻ bị lây bệnh với mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi và tỉ lệ tử vong cao.
Chính vì những lý do trên việc tiêm vắc-xin thủy đậu cho trẻ em và phụ nữ chuẩn bị có thai để dự phòng là vô cùng cần thiết.
Lịch phòng bệnh thủy đậu cho đối tượng từ 12 tháng tuổi trở lên
Lịch tiêm vắc-xin thủy đậu cho trẻ em và phụ nữ chuẩn bị có thai:
Thanh thiếu niên >13 tuổi (chưa mắc bệnh thủy đậu lần nào):
+ Thực hiện mũi đầu tiên với liều tiêm là 0,5ml.
+ Tiêm mũi 2: thời điểm tiêm cách mũi 1 từ 4 – 8 tuần với liều tiêm là 0,5ml.
Phụ nữ chuẩn bị mang thai:
+ Trường hợp phụ nữ chuẩn bị mang thai nếu chưa bị thủy đậu hoặc chưa được tiêm phòng thủy đậu thì cần tiêm phòng 2 mũi vắc-xin thủy đậu.
+ Trong đó, 1 mũi được tiêm tại thời điểm tùy ý và mũi sau cách mũi 1 từ 4 – 8 tuần.
+ Trường hợp đã được tiêm phòng thủy đậu 1 mũi hồi nhỏ chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi trước khi chuẩn bị mang thai 03 tháng.
Một số lưu ý sau khi tiêm vắc-xin ngừa thủy đậu
Dưới đây là các tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc-xin thủy đậu cho trẻ em và phụ nữ chuẩn bị có thai
Cảm giác ngứa, sốt, và phát ban.
Trẻ em và người lớn có thể có biểu hiện sốt và phát ban trong vòng 1 – 3 tuần sau khi tiêm. Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất.
Ngoài ra, những đối tượng có nguy cơ cao mắc phản ứng phụ với vắc-xin sẽ có triệu chứng như:
+ Tình trạng sốt.
+ Có thể kèm theo phát ban dạng phỏng nước hoặc nổi nốt sần.
+ Xuất hiện phản ứng xảy ra trong vòng 2 – 4 tuần sau khi tiêm.
Hiếm gặp hơn có thể bị xuất huyết, chảy máu cam hoặc chảy máu niêm mạc trong miệng.
Vắc-xin ngừa thủy đậu chống chỉ định với những đối tượng
Mắc bệnh liên quan đến tim mạch, bị rối loạn chức năng gan, thận. Hoặc các bệnh về máu hoặc những bệnh có diễn biến bất thường.
Các trường hợp đã tiêm chủng các vắc-xin dạng sống khác trong vòng 1 tháng trước khi tiêm vắc-xin này như:
+ .
+ Vắc-xin lao.
+ Vắc-xin bại liệt – dạng uống.
Người bệnh bị suy giảm miễn dịch tế bào.
Đã từng bị co giật trước khi tiêm vắc-xin (1 năm trước khi tiêm).
Đã từng bị phản ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin thủy đậu.
Đối tượng đang mang thai hoặc dự định có thai trong vòng 2 tháng.
Trường hợp mắc các bệnh liên quan đến bạch cầu như:
+ Bệnh bạch cầu tế bào lympho T.
+ Xuất hiện u lympho ác tính.
+ Đang được điều trị bệnh bạch cầu ở giai đoạn tấn công. Do vậy, hệ thống miễn dịch bị ức chế mạnh do xạ trị.
Lưu ý sau khi tiêm vắc-xin ngừa thủy đậu
Một số lưu ý sau khi hoàn thành tiêm phòng là:
Những đối tượng là phụ nữ đang cho con bú cần thận trọng khi tiêm vắc-xin vì có khả năng vi rút được bài tiết vào sữa mẹ.
Khi tiêm phòng, cần nghỉ ngơi trong và sau khi tiêm 1 ngày. Đồng thời luôn giữ gìn sạch sẽ vị trí tiêm.
Lưu ý, khi có các biểu hiện sốt, co giật cần lập tức đến bệnh viện gần nhất để được khám, theo dõi và điều trị kịp thời.
Trong vòng 2 tháng sau khi tiêm vắc-xin ngừa thủy đậu cho trẻ không được sử dụng immunoglobulin nào. Trừ khi việc tiêm này có lợi hơn tác dụng của vắc- xin.
Ngoài ra, trong vòng 6 tuần kể từ khi tiêm vắc-xin thủy đậu cho trẻ không được dùng thuốc có chứa salicylate do có xảy ra hội chứng REYE trên bệnh nhân mắc thủy đậu tự nhiên được điều trị bằng salycilate.
Tóm lại, chủ động tiêm phòng vắc-xin để chủ động phòng bệnh là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, cần lưu ý khi tiêm vắc-xin thủy đậu cho trẻ em và phụ nữ chuẩn bị có thai. Tốt nhất cần nhờ bác sĩ tư vấn trước khi có kế hoạch tiêm phòng.
Xem thêm: Vitamin C Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Thủy Đậu, Đậu Mùa
Thuốc bổ sung vitamin khoáng chất cần thiết cho cơ thể
Vitamin có chức năng tăng cường sức đề kháng tốt, Bổ Sung Vitamin giúp cơ thể được khỏe hơn nhanh chóng phục hồi.
Mô tả sản phẩm:
Công thức Vitamin C được cấp bằng sáng chế
Sản phẩm giúp hỗ trợ miễn dịch trong 24 giờ
Hấp thụ tốt hơn gấp 2 lần so với Vitamin C thông thường
Giúp hỗ trợ sức khỏe Da
Thích hợp cho người ăn chay
Sản phẩm KHÔNG chứa: Gluten, Lúa mì, Sữa, Đậu nành, Men, Đường, Sodium, Hương vị nhân tạo, Chất tạo ngọt, Chất tạo màu và Chất bảo quản
Thành phần:
Serving Size: 1 Vegetable Capsule
Vitamin C ( as EsterC Calcium Ascorbate ) = 500mg
Citrus Bioflavonoid Complex = 25mg
Acerola = 10mg
Rose Hips ( fruit ) = 10mg
Rutin = 5mg
Lưu ý:
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Không dùng khi mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của sản phẩm.
Bài viết của Sorbus chỉ có tính chất tham khảo và được chọn lọc từ nhiều nguồn đáng tin cậy
Bài viết trên không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.