T5. Th12 26th, 2024
Những giai đoạn xấu nhất khi niềng răng

Bạn đang căng thẳng liệu trong quá trình niềng răng sẽ phải chịu đựng những gì? Và những giai đoạn xấu nhất khi niềng răng bạn sẽ phải vượt qua như thế nào thì hôm nay trong bài viết này sẽ nói cho các bạn biết bạn sẽ trải qua những gia đoạn xấu nhất khi niềng răng để tâm lý của bạn được thoải mái.

Có những giai đoạn nào khi niềng răng?

Quá trình niềng răng sẽ trải qua 5 giai đoạn sau đây:

Giai đoạn 1: Tiền chỉnh nha

Trước khi niềng răng, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp X-quang, lấy dấu răng,…để xác định tình trạng răng miệng hiện tại của bệnh nhân, từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Sau khi đã xác định được phương pháp niềng, bác sĩ sẽ gắn các khí cụ chỉnh nha như dây cung, mắc cài lên răng để làm giãn các dây chằng quanh răng. Bác sĩ sẽ khâu niềng vào giữa kẽ răng hàm số 6 và răng số 7 nhằm tạo ra lực kéo giúp răng dịch chuyển. Tiếp theo là đặt thun tách kẽ nếu khoảng cách giữa 2 răng hàm này sát khít nhau.

Giai đoạn 2: Dàn đều răng

Đây là giai đoạn chính thức bắt đầu quá trình kéo chỉnh răng. Bác sĩ sẽ sử dụng mắc cài và dây cung có kích thước lớn hơn để thay thế cho các mắc cài trước đây mục đích là để xoay trục răng và làm phẳng cung răng.

Giai đoạn dàn đều răng thường diễn ra từ 2 đến 4 tháng. Ở giai đoạn này, các răng sẽ không có sự thay đổi quá rõ ràng, tuy nhiên phần trục răng sẽ thẳng hàng hơn. Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng hoặc cắt kẽ răng để tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển.

Những giai đoạn xấu nhất khi niềng răng

Giai đoạn 3: Đóng khoảng trong niềng răng

Giai đoạn đóng khoảng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ của hàm răng sau khi niềng. Vì vậy mà giai đoạn này được xem là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng. Để lấp đầy khoảng trống do răng số 4 để lại, bác sĩ sẽ tiến hành kéo răng nanh hoặc răng cửa trước thông qua cơ chế trượt dây cung.

Hay nói một cách khác, đóng khoảng là kỹ thuật sắp xếp các răng thẳng đều trên cung hàm bằng cách kéo lùi các răng hô, vẩu, chìa ra sau và kéo răng móm ra trước.

Do đó, giai đoạn này không chỉ đòi hỏi bác sĩ có kỹ năng chuyên môn cao mà còn phải hết sức cẩn thận. Vì nếu thực hiện không tốt có thể làm bật chân răng ra khỏi xương hàm.

Mặt khác, nếu trong quá trình niềng răng, bạn không được chỉ định nhổ răng thì không cần thực hiện kỹ thuật này, chỉ thực hiện các thao tác nắn chỉnh răng và chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn 4: Chỉnh khớp cắn

Nếu răng vẫn còn tình trạng lệch lạc nhẹ về khớp cắn sau khi đã đóng khoảng thưa thì bác sĩ sẽ tiến hành nắn chỉnh cả 2 hàm để lực nhai phân bổ đều hơn. Giai đoạn chỉnh khớp cắn sẽ đưa khớp cắn về đúng tỷ lệ chuẩn, giúp hàm răng cân xứng, đảm bảo quá trình ăn nhai tối ưu.

Đây không phải là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng vì lúc này các răng gần như đã được điều chỉnh thẳng hàng và không còn tình trạng sai lệch nghiêm trọng như trước.

Giai đoạn 5: Cố định và tháo niềng

Sau một thời gian gắn bó với các khí cụ chỉnh nha, có lẽ tháo niềng là giai đoạn mà hầu hết các bệnh nhân đều mong đợi. Khi hàm răng đã đều đẹp, chuẩn khớp cắn, bác sĩ sẽ tiến hành tháo gỡ các dây cung, mắc cài ra khỏi hàm. Tiếp theo là vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh bóng và điều trị các bệnh lý về răng miệng nếu có.

Sau khi tháo niềng, bạn tiếp tục đeo hàm duy trì để cố định răng, đảm bảo răng không “chạy lại” về vị trí cũ. Bạn sẽ phải đeo hàm duy trì thường xuyên trong thời gian đầu và giảm dần về sau theo chỉ định của bác sĩ.

Những giai đoạn xấu nhất khi niềng răng

Làm sao để khắc phục giai đoạn xấu nhất khi niềng răng?

3 Tháng đầu niềng răng chính là thời gian để bạn làm quen với mắc cài trên răng. Ở giai đoạn này bạn sẽ gặp nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ như sụt cân, hóp má, hóp thái dương,..

Để cải tình trạng này bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:

Ở 2 vài tuần đầu khi niềng răng, bạn thường gặp phải tình trạng đau nhức răng lợi. Để hạn chế đau nhức bạn nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ nuốt.

Bôi sáp nha khoa vào các cạnh sắc nhọn của mắc cài để giảm tình trạng cọ xát vào môi, nướu, má gây xước, chảy máu,…

Vệ sinh răng miệng đúng cách trong suốt quá trình niềng răng, sử dụng các dụng cụ chuyên dụng như chỉ nha khoa, tăm nước để việc vệ sinh được thuận lợi và hiệu quả hơn, hạn chế nguy cơ bung tuột mắc cài cũng như phòng ngừa một số bệnh lý về răng miệng.

Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để tránh tình trạng sụt cân, hóp má.
Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, đáng tin cậy, có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, luôn theo sát quá trình niềng răng của bạn.

Giữ tinh thần thoải mái, ăn uống, ngủ nghỉ đầy đủ để có thể vượt qua giai đoạn xấu nhất khi niềng răng.

Những giai đoạn xấu nhất khi niềng răng

Các bước chăm sóc răng miệng trong khi niềng răng

Niềng răng không chỉ giúp bạn có hàm răng đều đẹp mà còn đòi hỏi sự chăm sóc răng miệng cẩn thận hơn. Dưới đây là những bước chi tiết giúp bạn duy trì vệ sinh răng miệng hiệu quả trong quá trình niềng răng:

1. Chọn đúng dụng cụ vệ sinh

Bàn chải đánh răng: Nên chọn bàn chải lông mềm, đầu nhỏ để làm sạch các góc cạnh của mắc cài.

Chỉ nha khoa: Sử dụng chỉ nha khoa chuyên dụng để làm sạch thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng và dưới dây cung.

Bàn chải kẽ răng: Dùng để làm sạch những khoảng trống nhỏ mà chỉ nha khoa không với tới được.

Nước súc miệng: Chọn loại nước súc miệng không chứa cồn để làm sạch khoang miệng và giảm vi khuẩn.

Những giai đoạn xấu nhất khi niềng răng

2. Quy trình vệ sinh hàng ngày

Chải răng kỹ lưỡng: Chải răng ít nhất 2 lần/ngày, sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Chú ý chải kỹ xung quanh mắc cài, dây cung và các kẽ răng.

Sử dụng chỉ nha khoa: Luồn chỉ nha khoa nhẹ nhàng dưới dây cung và xung quanh mắc cài để loại bỏ thức ăn thừa.

Dùng bàn chải kẽ răng: Làm sạch các kẽ răng và những vùng khó tiếp cận.

Súc miệng: Súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn và làm tươi mát hơi thở.

3. Lưu ý khi vệ sinh

Thay bàn chải đánh răng đều đặn: Nên thay bàn chải đánh răng 3-4 tháng/lần hoặc khi lông bàn chải bị xòe.

Thăm khám nha sĩ định kỳ: Đi khám nha sĩ theo lịch hẹn để kiểm tra tình trạng răng miệng và vệ sinh răng chuyên sâu.

Chế độ ăn uống: Hạn chế đồ ngọt, thức ăn cứng, dính để tránh làm hư mắc cài và gây sâu răng.

Sử dụng sáp niềng: Khi mắc cài gây trầy xước môi hoặc má, hãy sử dụng sáp niềng để bảo vệ.

4. Những điều cần tránh

Không dùng tay sờ vào mắc cài: Có thể làm lỏng mắc cài hoặc làm tổn thương nướu.

Không cắn các vật cứng: Có thể làm gãy mắc cài hoặc dây cung.

Không ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh: Có thể gây ê buốt răng.

Lời khuyên:

Kiên trì: Chăm sóc răng miệng là quá trình đòi hỏi sự kiên trì. Hãy dành thời gian để vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày.

Tư vấn nha sĩ: Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy hỏi nha sĩ để được tư vấn cụ thể.

Tâm lý thoải mái: Niềng răng là một quá trình dài, hãy giữ tinh thần lạc quan và thoải mái.

Tóm lại

Niềng răng là quá trình mang lại hàm răng đẹp nhưng cũng đi kèm với những giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, với sự kiên trì và chăm sóc đúng cách, bạn hoàn toàn có thể vượt qua những thử thách này và sở hữu hàm răng như ý.

Tham khảo: Nha Khoa Park Way