Những cách chăm chút cho sức khỏe tinh thần mùa giãn cách năm 2021: Việc đối mặt với những gián đoạn lớn trong cuộc sống với sự bùng phát của bệnh coronavirus (COVID-19). Trường học đóng cửa, sự xa cách về thể chất, rất nhiều thứ phải gánh chịu và mọi người trong gia đình đều gặp khó khăn. Chúng tôi đã trao đổi với chuyên gia tâm lý vị thành niên, tác giả sách bán chạy nhất, chuyên mục báo New York Times hàng tháng và mẹ của hai bác sĩ Lisa Damour để tìm hiểu thêm về cách các gia đình có thể hỗ trợ lẫn nhau và tận dụng tối đa các điều kiện trong thời kỳ bình thường mới (tạm thời) này.
Những cách chăm chút cho sức khỏe tinh thần mùa giãn cách năm 2021
Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống của mỗi người. Đây là lúc chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, từ lo lắng cho sức khỏe, tài chính đến nỗi cô đơn, buồn chán do giãn cách xã hội. Ngoài tự nâng cao sức đề kháng, chúng ta cũng không nên coi nhẹ sức khỏe tinh thần. Qua bài viết này, các bác sĩ sorbus.vn sẽ gợi ý cho bạn những cách để vượt qua các khó khăn tâm lý trong mùa giãn cách.
Thực trạng mà tinh thần chúng ta gặp phải khi dịch ập đến
Để ngăn ngừa dịch COVID-19 lây lan, chính phủ ban hành chỉ thị 16, yêu cầu tất cả người dân thực hiện giãn cách xã hội. Giờ đây, thay vì đến công ty, trường học, chúng ta dành phần lớn thời gian ở nhà và sống tách biệt với mọi người. Điều này góp phần tạo ra cảm giác cô đơn, chán nản và có thể dẫn đến trầm cảm. Ngoài ra, việc đối mặt với quá nhiều tin tức tiêu cực hằng ngày cũng khiến mọi người dễ bị tổn thương do thiếu cảm giác an toàn.
Song chúng ta vẫn chưa dành sự quan tâm đúng mực cho việc chăm sóc sức khỏe tinh thần. Các bác sĩ khuyến khích bạn cần trang bị những kỹ năng để ứng phó với khó khăn tâm lý.
Những cách ứng phó với những khó khăn tâm lý
Quản lý căng thẳng
Những thay đổi gây ra bởi đại dịch là khởi đầu cho tình trạng căng thẳng. Nỗi sợ nhiễm virus, lo lắng vì thất nghiệp, khó khăn tài chính hay bất an do thay đổi cách thức và môi trường làm việc đều là những yếu tố gây stress. Một số dấu hiệu cho thấy cảm xúc của bạn không ổn định:
Dạ dày khó chịu.
Khó thư giãn, dễ cáu giận, lo lắng, sợ hãi hơn bình thường.
Có xu hướng ngủ quá nhiều hoặc quá ít.
Đây là những biểu hiện khá phổ biến, đặc biệt là vào mùa giãn cách. Những điều bạn nên làm lúc này là:
Xao lãng bản thân khỏi những điều tiêu cực, chuyển sự chú ý sang những công việc khác.
Suy nghĩ tích cực hơn: luôn tự nhủ trong đầu mọi khó khăn rồi sẽ qua đi.
Tập chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi.
Tập suy nghĩ tích cực, để đầu óc thư giãn là những điều bạn cần làm giữa mùa đại dịch đầy khó khăn
Hạn chế tiếp nhận thông tin tiêu cực
Việc tiếp nhận hàng trăm thông tin tiêu cực, thật có, giả có mỗi ngày khiến không ít người cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, bạn có thể tự giúp bản thân và người nhà bằng cách áp dụng những bí kíp sau:
Viết ra 3 điều khiến bạn cảm thấy hạnh phúc, hoặc biết ơn trước khi đi ngủ.
Tập trân trọng những điều nhỏ bé như được dành nhiều thời gian với gia đình, được ăn ngon, được an toàn trong mùa dịch,…
Đây là cách hướng chúng ta đến những suy nghĩ tích cực và đem lại những niềm vui nhỏ giữa mùa dịch.
Khắc phục trạng thái buồn chán
Đây có lẽ là vấn đề thường thấy nhất trong những ngày gần đây. Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm, chúng ta buộc phải giảm kết nối xã hội đến mức tối đa. Không gian bị giới hạn, việc gặp gỡ mọi người bị hạn chiến khiến cuộc sống trở nên buồn chán, tẻ nhạt. YouMed gợi ý cho bạn một số cách sau đây để vượt qua tình trạng này.
Lập kế hoạch, chia công việc cần làm ra những phần nhỏ.
Thử thách bản thân bằng những công việc mới hoặc những điều trước đây bạn chần chừ.
Bạn hãy tranh thủ thời gian giãn cách để đặt mục tiêu là lập kế hoạch dài hạn cho bản thân
Làm thế nào để giữ tinh thần luôn khỏe
Một tinh thần khỏe mạnh là lá chắn tốt giúp bạn đối mặt với những khó khăn mùa đại dịch. Do đó, ngoài nâng cao sức đề kháng, bạn cũng nên quan tâm đến tinh thần của bản thân và những người xung quanh. Các chuyên gia tâm lý gợi ý những cách giúp bạn xây dựng một tinh thần lành mạnh như sau:
Duy trì các thói quen tốt hằng ngày
Việc duy trì các thói quen tốt giúp bạn hạn chế những xáo trộn gây ra bởi dịch bệnh. Thay vì ngủ đến 9 – 10h, bạn có thể dậy sớm và bắt đầu ngày mới giống như những ngày còn đến cơ quan hay trường học. Đây là cách giúp bạn lấy lại bình tĩnh và kịp thích ứng với những thay đổi trong thời gian giãn cách.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Việc ăn uống đủ chất và tập luyện thể dục ảnh hưởng khá nhiều đến tâm trạng mỗi người. Khi cơ thể khỏe mạnh, trạng thái tinh thần cũng dần tốt lên. Do đó, hãy cố gắng:
Tập thể dục đều đặn: ít nhất 30 phút 1 ngày và 5 ngày trong tuần.
Ngủ đúng giờ và đủ giấc, tránh xa những thiết bị gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
Làm những việc bản thân yêu thích hoặc thử học kỹ năng mới
Thời gian giãn cách là cơ hội để bạn trau dồi và rèn luyện bản thân. Bạn có thể tận dụng khoảng thời gian này để học thêm ngoại ngữ, vẽ tranh, chơi nhạc cụ hoặc đăng kí tham gia 1 khóa học online. Tuy nhiên, đừng thúc ép bản thân phải học được thêm 1 điều gì thú vị. Bạn hãy xem như đây lúc để trải nghiệm và làm những điều mình yêu thích.
Kết nối với mọi người
Kết nối và chia sẻ là nhu cầu tất yếu của mọi người. Những mối quan hệ tốt sẽ giúp bạn vượt qua những rào cản tâm lý, đặc biệt trong mùa dịch bệnh. Do đó, bạn hãy quan tâm nhiều hơn đến gia đình, bạn bè. Nếu có thể, hãy liên lạc với những người mà trước đây bạn ít nói chuyện. Hay nếu gặp khó khăn, bạn hãy liên hệ với các tổ chức cộng đồng để được giúp đỡ.
Gần gũi với thiên nhiên
Shinrin-Yoku hay “tắm rừng” là 1 liệu pháp điều trị tinh thần đến từ Nhật Bản. Về cơ bản, bạn sẽ đắm mình trong rừng cây, bỏ qua các thiết bị điện tử để thật sự tận hưởng không khí trong lành của thiên nhiên. Trong bối cảnh giãn cách xã hội, bạn nên biến không gian sống của mình trở nên xanh mát hơn. Bằng cách đưa thiên nhiên vào nhà, stress và những năng lượng tiêu cực có thể được giải tỏa.
Biến không gian sống của mình trở nên xanh mát cũng là cách giữ tinh thần thoải mái
Chăm sóc sức khỏe cho những đối tượng đặc biệt
Trẻ em và người cao tuổi là 2 nhóm đối tượng dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Song họ lại ít được tiếp xúc với các nguồn hỗ trợ cần thiết. Do đó, người nhà nên quan tâm và chú ý đặc biệt tới tâm lý của những trường hợp này.
Với người già
Người lớn tuổi nên được tạo điều kiện để duy trì lối sống lành mạnh. Những vấn đề như chế độ ăn uống, luyện tập thể dục, giữ vệ sinh cá nhân cần được chú trọng. Quan trọng nhất là con cháu phải luôn gần gũi với họ, trò chuyện, động viên họ vượt qua giai đoạn khó khăn. Hãy tạo cho ông bà, cha mẹ cảm giác được quan tâm và tôn trọng.
Với trẻ nhỏ
Các bé nhỏ có thể lo lắng, sợ hãi khi nghe nhiều tin tức tiêu cực về dịch bệnh. Ngoài ra, khi không được đến trường hay gặp bạn bè cũng khiến con dễ buồn chán. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để làm bạn với con, nói cho con hiểu về tình hình hiện tại. Một số cách phụ huynh có thể giúp con:
Tạo điều kiện cho con kết nối với bạn bè.
Luôn sẵn lòng lắng nghe tâm sự của bé.
Cho con không gian riêng, không kiểm soát con quá mức.
Đối với những người bệnh mãn tính có thể tham khảo cách sau
Đại dịch COVID-19 hiện đang diễn biến phức tạp, để lại cho chúng ta rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bạn hãy xem đây là cơ hội để trải nghiệm và hiểu thêm về bản thân. Những cảm xúc tiêu cực của bạn là hoàn toàn bình thường. Do đó, hãy cùng nhau thích nghi, thay đổi để vượt qua những khó khăn này, bạn nhé!
Tăng cường đề kháng bằng việc uống vitamin
Do bạn không thể ra ngoài nạp vitamin D nên có thể uống thêm thuốc Omega3 Fish Oil Concentrate bổ sung cho cơ thể, thuốc Omega3 Fish Oil Concentrate sử dụng phương pháp chưng cất phân tử để loại bỏ thủy ngân và các chất gây ô nhiễm khác. Sản phẩm giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch và hệ miễn dịch.
Thành phần:
Serving Size: 2 Softgels
Omega 3 = 600mg
Fish Oil = 2000mg
EPA: 320mg
LHA: 200mg
Hướng dẫn sử dụng:
Người lớn uống 6 viên mỗi ngày chia làm 3 lần (mỗi lần 2 viên), tốt nhất là uống sau bữa ăn hoặc theo chỉ dẫn của bác sỹ
Lưu ý:
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Không dùng khi mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của sản phẩm.
Bài viết của Sorbus chỉ có tính chất tham khảo và được chọn lọc từ nhiều nguồn đáng tin cậy
Bài viết trên không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.