T5. Th1 23rd, 2025
Mất khứu giác vị giác vì nhiễm covid 19 nên làm gì

Mất khứu giác, vị giác trong Covid-19 có nguy hiểm không? Nên làm gì? năm 2021: Triệu chứng để phát hiện khi mắc covid 19 chính là mất khứu giác, vị giác… điều này có thể gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe, thậm chí liên quan đến chứng trầm cảm. Tình trạng không thể ngửi được mùi còn có tên gọi là anosmia trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, mất khứu giác, vị giác trở thành vấn đề được quan tâm. Những người mắc ovid 19 thường bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề cũng như những câu hỏi được đặt ra như mất khứu giác, vị giác trong Covid-19 có nguy hiểm không? Nên làm gì? thì sau đây Sorbus.vn sẽ nói cho các bạn biết rõ hơn về tình trạng này cùng theo dõi nhé.

Mất vị giác khứu giác vì covid 19 có nguy hiểm không

Mất khứu giác, vị giác trong Covid-19 có nguy hiểm không? Nên làm gì? năm 2021

Gần đây, rất nhiều người thắc mắc liệu mất vị giác hay khứu giác có phải là dấu hiệu Covid-19 trở nặng. Bản chất của triệu chứng này là như thế nào? Ý nghĩa cụ thể của nó ra sao? sorbus.vn sẽ giải đáp những thắc mắc này của người đọc qua bài viết sau đây nhé.

điều trị covid 19 trong bao lâu

Mất khứu giác vị giác trong trong Covid-19 thực chất là gì?

Mất khứu giác vị giác đã được truyền thông rộng rãi như một trong các triệu chứng cảnh báo khả năng mắc Covid-19. Cùng với nỗi lo nhiễm bệnh tăng cao, nhiều người trong chúng ta gần đây rất hoang mang với vị giác và khứu giác của chính mình. Rất nhiều người tìm đến các cơ sở y tế mong muốn được xét nghiệm khi bản thân cảm thấy lạt miệng, khó ngửi mùi. Đó có thực sự là một chỉ điểm của Covid-19?

Qua các nghiên cứu trên bệnh nhân Covid-19 nói chung, khoa học nhận thấy có một tỉ lệ người bị rối loạn/ thay đổi khả năng cảm nhận mùi vị. Mặc dù tỉ lệ của triệu chứng này không chiếm đa số, tuy nhiên nó mang tính đặc trưng cho Covid-19. Nhất là khi so sánh với các bệnh lí đường hô hấp khác.

Mất hoàn toàn khả năng cảm nhận mùi hương

Mất khứu giác vị giác ở đây được mô tả là mất hoàn toàn khả năng nhận biết mùi vị, không cảm nhận được mùi vị của món ăn như trước đây. Mất vị giác hoàn toàn trong Covid-19 khác hẳn với triệu chứng lạt miệng chán ăn khi cơ thể không khoẻ. Mất khứu giác cũng tương tự. Đó không phải là sự khó ngửi do chảy mũi hay nghẹt mũi. Mà là sự mất hoàn toàn khả năng cảm nhận mùi hương. Nếu như nhắm mắt lại và nếm thử các món ăn mà không biết đang ăn cái gì, đó có thể là chỉ dấu cho khả năng mắc Covid-19.

triệu chứng mất khứu giác vị giác khi bị covid 19

Vì sao người bệnh Covid-19 lại mất khứu giác vị giác?

Cho đến nay nguyên nhân thật sự gây ra triệu chứng mất khứu giác vị giác của Covid-19 vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học đồng thuận với giả thiết virus tấn công và gây rối loạn chức năng của các tế bào cảm nhận mùi vị. Một phần trong các tế bào này có thể được tái tạo. Đó là lí do vì sao mà đa số các bệnh nhân chỉ bị mất khứu giác, vị giác tạm thời. Tuy nhiên, một số ít trường hợp tổn thương quá nhiều khiến người bệnh có khả năng mất khứu giác vị giác không hồi phục.

Ý nghĩa của triệu chứng mất khứu giác vị giác trong Covid-19

Tỉ lệ của triệu chứng mất khứu giác vị giác

Thực tế, mất khứu giác vị giác chỉ là một trong số nhiều triệu chứng của Covid-19. Thống kê cho thấy triệu chứng này hiện diện khoảng 8.3% trong tổng số bệnh nhân Covid-19. Trong đó ở tỉ lệ xuất hiện ở bệnh nhân nữ cao hơn bệnh nhân nam.

Tỉ lệ xuất hiện ở bệnh nhân nữ cao hơn bệnh nhân nam.

Tuy nhiên, tỉ lệ cụ thể lại thay đổi nhiều ở các chủng corona khác nhau. Vào năm 2021 với các biến chủng cũ, trieu chứng này thường xuất hiện trong vài ngày đầu của bệnh. Thậm chí mất khứu giác, vị giác đơn độc đôi khi được xem như dấu hiệu sớm nhất của Covid-19. Ngược lại, ở chủng Delta tỉ lệ xuất hiện triệu chứng này đã giảm nhiều. Nếu có thường là giai đoạn sau của bệnh và có thể kéo dài dù bệnh nhân đã khoẻ và tải lượng virus đã giảm.

Lưu ý khi mất khứu giác vị giác vì covid 19

Mất khứu giác vị giác có ý nghĩa như thế nào với người bệnh?

Chính vì sự thay đổi này mà gần đây nhiều bệnh nhân lầm tưởng rằng mất khứu giác vị giác là một dấu hiệu bệnh trở nặng. Một số bệnh nhân mất khứu giác khi gần hết bệnh lại hoang mang có phải mình đang tái nhiễm Covid-19. Cả hai câu trả lời đều là không. dù gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân trong việc ăn uống, tuy nhiên nó không có nhiều ý nghĩa cho việc dự báo mức độ bệnh.

Các triệu chứng nặng của Covid-19

Nguyên nhân của các triệu chứng nặng của Covid-19 là do sự tấn công của virus vào phổi, tim và đáp ứng viêm của hệ miễn dịch. Những dấu hiệu nặng cần lưu ý trên bệnh nhân thường gặp là:

Nhịp thở tăng nhanh, trên 20 lần/ phút

SpO2 dưới 95%

Thay đổi tri giác, lú lẫn, người nhà kêu, lay mà bệnh nhân không đáp ứng

Tụt huyết áp,….

Triệu chứng khi mắc covid 19

Làm gì khi có mất khứu giác vị giác?

Khi chưa có chẩn đoán Covid-19:

Đối với những người chưa có xét nghiệm chẩn đoán Covid-19 , khi đột ngột mất khứu giác vị giác, có thể nghi ngờ khả năng nhiễm. Khả năng sẽ tăng cao khi phối hợp với các triệu chứng đường hô hấp khác hay các yếu tố dịch tễ. Hãy ở yên trong nhà và khai báo y tế ngay. Hệ thống y tế phường xã sẽ chủ động xét nghiệm để xác định có nhiễm bệnh hay không. Trong khi chờ đợi, hãy tự theo dõi các triệu chứng khác nếu có.

Làm gì khi có mất khứu giác vị giác

Khi đã có chẩn đoán Covid-19:

Đối với bệnh nhân Covid-19 đây chỉ là một trong nhiều triệu chứng nhẹ có thể gặp. Đa phần thường thoáng qua và tự phục hồi hoàn toàn. Đây không phải là một triệu chứng cảnh báo bệnh trở nặng hay tái nhiễm. Vì vậy điều cần làm nhất vẫn là bình tĩnh và tuân thủ điều trị. Triệu chứng này có thể khiến bệnh nhân ăn uống kém. Từ đó ảnh hưởng tới khả năng hồi phục. Người bệnh cần lưu ý và cố gắng ăn uống đầy đủ trong giai đoạn này dù không hề ngon miệng. Khả năng cảm nhận mùi vị sẽ dần phục hồi mà không cần can thiệp quá nhiều.

Nếu đã có chẩn đoán Covid-19 và trở thành F0 cách ly tại nhà có thể theo dõi thêm bài viết  nhé!

Mất vị giác/ khứu giác chỉ là một trong các triệu chứng nhẹ của Covid-19 . Đây không phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng hay sự tái nhiễm bệnh. Tuy nhiên, người bệnh có thể bị ảnh hưởng trong việc ăn uống dẫn đến giảm sút sức khoẻ nói chung. Quan trọng nhất cần làm vẫn là bình tĩnh và kiên trì tuân thủ điều trị. Cũng như bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.

Khi mắc covid 19 cần làm gì

Các chất dinh dưỡng tăng sức đề kháng

Trong mọi hoàn cảnh, mọi người nên và cần thiết chăm sóc hệ miễn dịch cơ thể. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động, ngủ đủ giấc, lối sống vệ sinh, chủng ngừa phòng bệnh, dùng thuốc hỗ trợ khi cần… chính là những ghi nhớ để tăng miễn dịch.

Với trẻ em: cho trẻ bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 18-24 tháng để tận hưởng nguồn kháng thể và tế bào bạch cầu quý giá trong sữa mẹ.

Chế độ ăn dù trẻ em hay người lớn cũng phải đủ năng lượng với các nhóm chất dinh dưỡng. Mỗi ngày 3 bữa ăn chính đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: bột đường (cơm, bún, mì, nui, khoai, bắp…), thực phẩm giàu đạm (thịt, cá, trứng, đậu hũ…), dầu mỡ, rau và trái cây các loại.

1. Đạm

Đặc biệt cần lưu ý các nhóm chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng như chất đạm phải cung cấp đủ. Với người trưởng thành, bữa ăn chính cần tối thiểu 50-70g thịt, hoặc 70-90g cá hoặc tôm, 1 – 2 quả trứng hoặc 1 miếng đậu hũ… Uống 1-3 ly sữa mỗi ngày, cũng là nguồn cung cấp chất đạm thêm cho khẩu phần ăn.

Nam giới thể trạng to lớn có thể tăng đến 100g thực phẩm giàu đạm trong mỗi bữa ăn.

Trẻ em thì cần xé nhỏ miếng thịt kho, cá chiên, tôm hấp… để trẻ ăn được cả phần xác của thực phẩm. Các bé nhỏ cũng phải băm nhỏ thịt cá vào nấu cùng cháo, bột..

Các thực phẩm giàu đạm cũng là nguồn cung cấp dồi dào lượng vitamin A (thịt, cá, gan, trứng), sắt (thịt, cá, gan, huyết), kẽm (hàu, sò, thịt, cá …)…

2. Vitamin C

Cần chú trọng cung cấp cho cơ thể lượng vitamin C mỗi ngày. Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mỗi ngày chúng ta cần ăn 300g rau và 200g trái cây tươi. Ngoài việc cung cấp chất xơ, rau và trái cây chính là nguồn vitamin C tự nhiên, hấp thụ chủ yếu từ chế độ ăn.

Tuy nhiên, cần lưu ý với các loại rau xanh, quá trình lưu trữ, ngâm, rửa, đun nấu chế biến làm thất thoát lượng vitamin C khá lớn. Vì thế, trái cây nên được ăn loại quả tươi hàng ngày. Nên ăn 2 loại trái cây khác nhau, thay đổi loại giữa ngày này và ngày khác.

Các loại trái cây nhiều vitamin C đứng đầu là ổi, ớt chuông, kiwi… Sau đó là đu đủ, dưa hấu, chuối, cam, chanh, quýt, bưởi…

Một số người hay có thói quen uống các viên Vitamin C như là một giải pháp hữu hiệu và cần thiết để tăng sức đề kháng khi đã bị cảm cúm… Điều này cũng hợp lý do khi cơ thể bị nhiễm trùng thì nhu cầu vitamin C có thể tăng gấp vài lần. Bình thường, nhu cầu vitamin C của cơ thể là 100mg/ ngày. Nhưng nếu bệnh có thể dùng thuốc vitamin C liều cao hoảng 500mg trong một thời gian ngắn. Liều tối đa là 1g (1000 mg) / mỗi ngày.

Nên lưu ý, 3-5 ngày sau khi uống vitamin C, cơ thể mới sinh nhiều kháng thể giúp tăng sức đề kháng. Vì thế, nhiễm bệnh rồi mới lo tăng sức đề kháng thì đã muộn. Vì vậy, ăn trái cây tươi thường xuyên hàng ngày, chính là cách củng cố hệ miễn dịch phòng bệnh.

Chế độ dinh dưỡng dù rất quan trọng trong việc đảm bảo sức đề kháng tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, xin nhắc lại, đó chưa phải là tất cả. Chúng ta vẫn phải làm tốt tất cả những khuyến cáo khác của chuyên gia và bác sĩ:

Khi thời tiết lạnh, việc giữ ấm cơ thể bằng quần áo ấm, khăn, vớ, chăn mền, tránh gió lùa, tắm nước ấm… rất quan trọng.

Tăng cường vitamin cho người nhiễm

Bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị lây nhiễm siêu vi (cách ly người bệnh, đeo khẩu trang, mắt kính, không dùng chung đồ dùng cá nhân, không tiếp xúc gần người bệnh). Rửa tay bằng xà bông trước khi ăn uống
Thường xuyên tập thể dục 30-45 phút sáng và chiều sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tăng sức đề kháng cơ thể. Người chơi thể thao đều đặn sẽ rất ít bị bệnh nhiễm trùng, chưa kể chứng táo bón, mỡ máu, loãng xương, đường huyết cao, béo phì… cũng được kiểm soát tốt.
Cần ngủ sớm và ngủ đủ giấc để cơ thể khỏe khoắn.

Thuốc tăng cường vitamin tăng sức đề kháng

Để đảm bảo sức khỏe cũng nhưng tăng cường đề kháng bạn nên bổ sung thêm thực phẩm chức năng combo tăng cường hệ miễn dịch Vitamin C, Vitamin D, Kẽm

Thành phần

– Ester-C 500mg

– Vitamin D3 1000IU

– Zinc Citrate 30mg

Công dụng:

Bổ sung vitamin D, vitamin C và kẽm cho cơ thể

Đối tượng sử dụng:

Người lớn trên 19 tuổi

Lưu ý: Người đang điều trị các bệnh đặc biệt khác hay phụ nữ có thai cần hỏi bác sỹ trước khi sử dụng.

Lưu ý:

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Không dùng khi mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của sản phẩm.
Bài viết của Sorbus chỉ có tính chất tham khảo và được chọn lọc từ nhiều nguồn đáng tin cậy
Bài viết trên không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.