T4. Th11 13th, 2024

Răng bị thưa làm cho bạn mất tự tin và bạn muốn khác phục tình trạng răng thưa của mình thì hôm nay trong bài viết này sẽ nói cho các bạn biết về trám răng thưa là gì? Có nên trám răng thưa không? Bài viết giải đáp chi tiết về tình trạng răng thưa, nguyên nhân, cách khắc phục, ưu nhược điểm của trám răng thưa, giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn.

Trám răng thưa là gì?

Răng thưa có trám được không? Trám răng thưa là một kỹ thuật nha khoa khá đơn giản, sử dụng các loại vật liệu có màu sắc và tính chất giống với răng thật để khắc phục được tình trạng răng thưa và mang lại tính thẩm mỹ cao.

Trám răng thưa là gì? có nên trám răng thưa hay không?

Hiện nay có khá nhiều loại vật liệu dùng để trám kẽ răng thưa như: Amalgam, Composite, GIC… Trong đó, Composite là loại vật liệu được ưa chuộng nhất bởi chúng có màu sắc tự nhiên, khá giống với răng thật. Đồng thời chi phí thực hiện thấp. răng thưa nhiều có trám được không

Những nguyên nhân gây ra răng thưa 

Răng thưa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Di truyền: Kích thước răng nhỏ, hàm răng nhỏ hoặc khoảng cách giữa các răng lớn di truyền từ bố mẹ.

Thói quen xấu: Mút ngón tay, mút môi, đẩy lưỡi, nghiến răng có thể gây ra sự lệch lạc của răng, dẫn đến răng thưa.

Bệnh lý răng miệng: Một số bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng, mất răng cũng có thể gây ra tình trạng răng thưa.

Trám răng thưa là gì? có nên trám răng thưa hay không?

Ưu điểm của răng thưa

Nhanh chóng và đơn giản: Quy trình trám răng thưa thường diễn ra nhanh chóng, không gây đau đớn.

Chi phí thấp: So với các phương pháp khác như bọc răng sứ, trám răng thưa có chi phí thấp hơn.

Bảo tồn răng thật: Trám răng thưa không yêu cầu mài răng, giúp bảo tồn tối đa cấu trúc răng tự nhiên.

Tăng tính thẩm mỹ: Răng sau khi trám sẽ đều đẹp hơn, giúp cải thiện nụ cười.

Xem tnêm: Nha khoa thẩm mỹ 

Nhược điểm của răng thưa

Không phù hợp với trường hợp răng thưa nhiều: Nếu khoảng cách giữa các răng quá lớn, trám răng thưa không mang lại hiệu quả cao.

Độ bền thấp: Vật liệu trám có thể bị mòn hoặc vỡ theo thời gian, cần phải trám lại.

Không khắc phục được nguyên nhân gốc: Trám răng thưa chỉ giải quyết triệu chứng chứ không khắc phục nguyên nhân gây răng thưa.

Trám răng thưa có tốt không?

Răng thưa gây khó khăn trong quá trình ăn nhai, làm cho thức ăn dễ nhét vào kẽ răng, nếu vệ sinh không kỹ sẽ gây nên các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…

Đồng thời, răng thưa cũng làm cho nụ cười trở nên kém duyên và mất thẩm mỹ hơn. Do đó, hàn răng thưa là một phương pháp vừa giúp đảm bảo được chức năng ăn nhai, vừa giúp tăng tính thẩm mỹ, giúp hàm răng trở nên đều, đẹp hơn.

Trám răng thưa là gì? có nên trám răng thưa hay không?

Thường răng thưa nên trám hay bọc sứ 

Hai phương pháp giúp khắc phục tình trạng răng thưa, hở kẽ được nhiều người sử dụng hiện nay đó là trám kẻ hở giữa 2 răng và bọc sứ. Cả hai phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người mà lựa chọn phương pháp phù hợp và tối ưu nhất.

3.1 Phương pháp trám răng thưa

Ưu điểm

– Đảm bảo chức năng ăn nhai và mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao.

– Không mài răng nên giúp bảo tồn răng thật một cách tối đa.

– Thời gian thực hiện nhanh chóng.

– Chi phí thấp.

Nhược điểm

Phương pháp trám răng thưa có thời gian sử dụng khá ngắn, chỉ khoảng 2-3 năm và dễ bị rơi ra nếu như ăn các thức ăn quá cứng, dai.

Trám răng thưa là gì? có nên trám răng thưa hay không?

3.2 Phương pháp bọc sứ

Ưu điểm

– Răng sứ có độ bền và chịu lực tốt, nên khách hàng sau khi bọc sứ có thể thoải mái ăn nhai.

– Phương pháp bọc sứ không chỉ giúp khắc phục tình trạng răng thưa, hở kẽ mà còn mang lại hàm răng trắng, sáng và đều màu hơn.

– Nếu lựa chọn các loại răng sứ có chất lượng tốt như răng toàn sứ thì có thời gian sử dụng khá lâu, lên đến 20 năm.

Nhược điểm

Khi thực hiện bọc sứ, bác sĩ sẽ tiến hành mài răng thật để làm cùi răng. Do đó, răng thật sẽ bị yếu đi, thậm chí bị gãy, rụng nếu như lựa chọn nha khoa không uy tín để sử dụng dịch vụ.

Chăm sóc răng sau khi trám

Để kéo dài tuổi thọ của miếng trám, bạn cần chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách:

Đánh răng đúng cách: Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride.

Sử dụng chỉ nha khoa: Loại bỏ thức ăn thừa kẹt giữa các răng.

Tránh thức ăn cứng: Tránh nhai các thức ăn quá cứng để tránh làm vỡ miếng trám.

Khám răng định kỳ: Đi khám răng định kỳ để kiểm tra tình trạng miếng trám.

Kết luận

Trám răng thưa là một phương pháp đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả để khắc phục tình trạng răng thưa nhẹ. Tuy nhiên, nó không phù hợp với mọi trường hợp. Để có được giải pháp tốt nhất, bạn nên đến gặp nha sĩ để được tư vấn và khám tổng quát.

Tham khảo: Nha Khoa Park Way