Những “Thần dược” chanh, sả, gừng trong việc giúp ngừa và điều trị Covid-19 năm 2021: Về tình hình dịch bệnh covid 19 thì những cách làm giảm nguy cơ lây nhiễm luôn được mọi người chú ý. Trong đó thông tin về gừng, chanh, sả… có khả năng ngăn ngừa hiệu quả virus COVID-19 đang lan truyền rộng rãi trên các trang thông tin, nhận được rất nhiều sự quan tâm. Đây có phải là bài thuốc thần kỳ trong mùa dịch này, hay chỉ là tin đồn? Thắc mắc của bạn sẽ nhanh chóng được giải đáp một cách khoa học trong bài viết sau đây của Sorbus.vn.
Những “Thần dược” chanh, sả, gừng trong việc giúp ngừa và điều trị Covid-19 năm 2021
Việc sử dụng chanh, sả, gừng hay bổ sung các loại vitamin nhiều lần và liên tục sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của người dùng. Nên ta cần hiểu rõ để có cách sử dụng đúng đắn.
Lợi ích của chanh, gừng, sả với sức khỏe
Chanh
Chanh có vị chua, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, rất tốt cho tiêu hóa, giúp tăng cường sức đề kháng, đặc biệt có tác dụng phòng chống các bệnh cảm cúm, cảm lạnh. Rất hiệu quả để giảm căng thẳng. Lượng lớn kali trong loại quả này còn giúp ngăn ngừa huyết áp cao, có tác dụng chống oxy hóa và tác dụng giải độc. Tinh dầu chanh giúp thư giãn mạch máu, giảm đau họng, hỗ trợ hạ sốt nhanh chóng.
Sả
Trong Đông y, sả là vị thuốc bồi bổ tỳ vị, có tính ấm. Thuốc này giải độc cơ thể nhờ khả năng tiết mật và tăng khả năng giải độc qua đường tiêu hóa hoặc tiết niệu. Sả cũng giúp giảm khí và long đờm, rất tốt để điều trị cảm lạnh, đầy hơi, đau bụng và buồn nôn. Tinh dầu của loại cây này còn được dùng để xoa bóp, giảm đau, chữa tê thấp.
Gừng
Gừng là loại nguyên liệu thường được sử dụng làm gia vị hoặc thuốc. Nguyên liệu này chứa 2% – 3% tinh dầu; 5% nhựa dầu; 3,7 % tinh bột và chất cay như zingeron, zingerol, sogal.Các chất này đều giúp cơ thể con người tiêu viêm, tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, giảm đờm, giảm ho, thúc đẩy tiêu hóa. Có thể dùng gừng vào mỗi buổi sáng và tối.
Hiểu đúng về “thần dược” chanh, sả, gừng trong việc giúp ngừa và điều trị Covid-19
Nước chanh gừng sả
Việc sử dụng chanh, sả, gừng hay bổ sung các loại vitamin nhiều lần và liên tục sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của người dùng. Nên ta cần hiểu rõ để có cách sử dụng đúng đắn.
Trên thực tế, bài thuốc này là phương pháp mà các thầy thuốc Đông y thường áp dụng để bồi bổ sức khỏe khi bị cảm cúm.
Do đó, chưa có bằng chứng khoa học cho việc dùng nước chanh, sả, gừng để ngăn ngừa hoặc điều trị COVID-19. Nếu sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng, vị thuốc dân gian này còn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy là thảo dược nhưng chanh, sả, gừng không thể dùng liên tục lượng lớn trong thời gian lâu dài, đặc biệt là khi người dùng không biết cơ thể mình thuộc thể hàn hay nhiệt.
Vậy không nên uống nước chanh, sả, gừng đúng không?
Bạn vẫn có thể áp dụng công thức này để bồi bổ sức khỏe và tăng sức đề kháng khi giao mùa. Tuy nhiên, người dùng nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết thời gian và liều lượng phù hợp với mình.
Chúng ta nên hạn chế phổ biến các biện pháp dân gian liên quan đến Covid-19 trên Internet mà chưa có sự khuyến cáo được ban hành bởi Bộ y tế. Thông tin này có thể khiến nhiều người lầm tưởng rằng những bài thuốc này có tác dụng phòng và điều trị hiệu quả bệnh viêm phổi cấp do Covid-19, do đó bỏ qua các biện pháp phòng ngừa được khuyến cáo hiện nay.
Xem thêm: bổ sung vitamin
Cách phòng bệnh hiệu quả nhất là:
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
Hạn chế tụ tập nơi đông người
Tăng cường dinh dưỡng
Duy trì thói quen tập thể dục nâng cao thể trạng.
Hướng dẫn làm nước chanh, sả, gừng đúng cách
Nguyên liệu
Cho 1,5 lít nước vào nồi, thêm đường phèn. Đun cho đến khi đường tan và nước sôi.
Cho toàn bộ nguyên liệu còn lại vào nồi, đậy vung đun nhỏ lửa trong 30 phút. Sau đó, dùng rây lọc lấy nước một lần nữa để loại bỏ cặn nhỏ, để nguội.
Sau khi nước gừng và sả đã nguội, bạn cho nước cốt chanh vào. Vị nước có thể điều chỉnh theo khẩu vị riêng, nếu chưa đủ ngọt bạn có thể cho thêm đường tùy khẩu vị.
Nước chanh, sả, gừng có thể dùng ngay với đá hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh 2-3 ngày.
Lưu ý cần biết khi uống nước gừng, chanh, sả
Bạn có nên uống nước chanh, sả, gừng một cách liên tục không?
Nước chanh, sả, gừng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là tăng cường sức đề kháng trong mùa COVID-19. Tuy nhiên, nếu lạm dụng loại nước này, bạn sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như ảnh hưởng xấu đến dạ dày khi nhịn ăn, uống nhiều có thể gây nóng cơ thể và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Bạn nên uống nước chanh, sả, gừng khi nào ?
Nước chanh, sả, gừng nên dùng vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Vì trong gừng có chứa chất cineole. Đây là chất giúp giải tỏa căng thẳng, điều trị chứng đau nửa đầu, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, bạn nên uống nước chanh, sả, gừng với lượng vừa phải khoảng 30-60 phút sau bữa ăn để tránh ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
Các bài thuốc từ chanh, sả, gừng chỉ hỗ trợ phần nào trong việc phòng chống virus. Như những tin đồn lan truyền trên các trang mạng xã hội, đây không phải là thuốc chữa bách bệnh đối với Coronavirus. Vì vậy, thay vì lạm dụng loại thuốc này, mọi người cần thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Y tế để nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình trong mùa dịch bệnh.
Các loại vitamin tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
Thuốc Vitamin C 500 mg with Rose Hips 100 viên là thuốc thực phẩm chức năng cực kỳ hiểu quả giúp tăng cường đề kháng và làm đẹp da.
Mô tả sản phẩm:
Công thức Vitamin C với Nụ tầm xuân
Hỗ trợ sức khỏe Da
Hỗ trợ miễn dịch
Sản phẩm thích hợp cho người ăn chay
Sản phẩm KHÔNG chứa: Gluten, Lúa mì, Sữa, Đậu nành, Men, Đường, Sodium, Hương vị nhân tạo, Chất tạo ngọt, Chất tạo màu và Chất bảo quản.
3. Thành phần:
Serving Size: 1 tablets
Vitamin C = 500mg
Rose Hips ( Fruit ):= 75mg
4. Hướng dẫn sử dụng:
Người lớn uống 1-2 viên mỗi ngày (mỗi lần 1 viên), tốt nhất là sau khi ăn hoặc theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Lưu ý: Sản phẩm nên sử dụng trong vòng 50-100 ngày tính từ ngày bắt đầu mở nắp.
Lưu ý:
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Không dùng khi mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của sản phẩm.
Bài viết của Sorbus chỉ có tính chất tham khảo và được chọn lọc từ nhiều nguồn đáng tin cậy
Bài viết trên không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.