T5. Th12 19th, 2024
những nguyên nhân dẫn đến gai cột sống

Các nguyên nhân dẫn đến gai cột sống bạn cần biết năm 2021: Bệnh gai cột sống cũng không quá hiếm gặp ở người lớn tuổi, các đốt sống dần bị thoái hóa gây ra bệnh gai cột sống. Đây là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên với cuộc sống bận rộn ngày nay, xu hướng mắc bệnh đang dần bị “trẻ hóa”. Vậy bệnh gai cột sống có chữa được không và ảnh hưởng đến đời sống người bệnh như thế nào? cùng theo dõi bài viết sau đây của sorbus.vn nhé.

Các nguyên nhân dẫn đến gai cột sống bạn cần biết năm 2021

Bệnh gai cột sống gây nhiều trở ngại cho sinh hoạt hằng ngày. Đau nhức vùng cổ hay thắt lưng khi vận động cơ thể gây cản trở cho lao động, công việc của người bệnh. Để phòng bệnh hiệu quả, chúng ta cần biết những nguyên nhân gai cột sống nhằm có biện pháp phòng ngừa phù hợp.

những nguyên nhân dẫn đến gai cột sống

Vai trò của cột sống

Cột sống là tập hợp của nhiều đốt sống, bao gồm 24 đốt sống. Các đốt này nối với nhau qua bởi các khớp và tạo thành một chuỗi xương dài thẳng đứng. Chúng ta có thể sờ thấy cột sống ở giữa lưng.

Các chức năng chính của cột sống:

Bởi tính chất nhiều đốt sống nối nhau bởi các khớp nên khá dễ dàng trong  chuyển động.. Tính chất này giúp vùng đầu cổ và thân cử động uyển chuyển, thoải mái và linh động. Do đó cơ thể thực hiện nhiều động tác.

Giữa cột sống là khu vực của tuỷ sống. Đây là nơi chứa các thần kinh dẫn truyền từ não bộ đến toàn bộ cơ thể. Ngoài não bộ thì tuỷ sống cũng được xem là khu vực của thần kinh trung ương. Cột sống có vai trò bảo vệ phần thần kinh bên trong tủy sống

Vì vậy có thể thấy cột sống là một phần quan trọng của cơ thể. Những tổn thương trên cột sống gây giảm chất lượng sống, cản trở trong sinh hoạt hàng ngày. Nhất là các tổn thương gây chèn ép dây thần kinh có nguy cơ gây rối loạn cảm giác và vận động của một số vùng trong cơ thể tuỳ vào khu vực rễ thần kinh nào trên tủy sống bị chèn ép.

tình trạng bệnh gai cột sống

 

Nguyên nhân bị gai cột sống nhiều người mắc phải

Viêm khớp

Tình trạng viêm khớp tái diễn làm cho phần xương bị hao mòn nhanh hơn. Thông thường viêm khớp xảy ra ở người lớn tuổi. Nhưng viêm khớp cũng có thể xảy ra sớm hơn khi bị chấn thương do sinh hoạt hằng ngày, thể thao, hoặc chịu lực nặng với tư thế sai thường xuyên.

Trong viêm khớp, phần sụn khớp bị bào mòn trước. Khi đã hết phần khớp bảo về, các đốt xương cọ xát vào nhau là sự mòn xương diễn ra nhanh hơn. Quá trình tái tạo xương mới chậm hơn quá trình mòn xương. Vì thế cơ thể phải gia tăng dây chằng xung quanh nhằm chịu bớt lực cho phần xương thoái hoá. Các dây chằng dần hoá cứng thành các gai cột sống để tiếp tục chịu lực cho cột sống.

Thoái hoá cột sống

Đây là nguyên nhân gai cột sống thường gặp nhất. Giai đoạn đầu của sự thoái hoá theo tuổi tác, lớp đĩa đệm giữa hai đốt sống xẹp dần dần. Các đoạn đốt sống cũng trở nên lỏng lẻo hơn bởi các thành phần cấu tạo xương giảm do thoái hoá.

Ở giai đoạn sau, quá trình này diễn tiến tăng dần lên, đĩa đệm mất nước và khô nhanh hơn. Một số vòng xơ đĩa đệm bị đứt. Để bù trừ lại phần xương khớp đã thoái hoá, các dây chằng xung quanh tăng cường phát triển và siết chặt các đoạn đốt sống này lại. Những dây chằng này phát triển để chịu lực thay thế phần xương khớp thoái hoá.

Dần dần các đoạn dây chằng hoá cứng hơn tạo thành các gai xương tại chỗ bám với đốt sống gây hình ảnh gai cột sống. Những gai cột sống phát triển tiếp để cố định cho cột sống.

Chấn thương

Giống như khớp viêm, chấn thương là một cách tác động trực tiếp đến khớp làm tình trạng viêm khớp diễn ra nhanh và nặng hơn. Chấn thương bao gồm các tai nạn, sai tư thế trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, khuân vác hay lao động nặng.

Tất cả các hoạt động của cơ thể đều có sự trợ lực từ cột sống. Vì vậy bất cứ sức ép nào do lực, sai tư thế vận động đều làm tăng lực tác động vào khớp. Hậu quả theo thời gian những yếu tố trên đây là nguyên nhân gai cột sống.

Nguyên nhân gai cột sống. Khuân vác nặng.

Gai cột sống do khuân vác nặng

Các triệu chứng bệnh gai cột sống

Nhiều bệnh nhân có gai cột sống nhưng không có triệu chứng. Chủ yếu được phát hiện khi chụp Xquang. Người bệnh bắt đầu có triệu chứng khi mức độ thoái hoá xương cột sống nhiều, gây chèn ép lên các dây thần kinh hoặc các cấu trúc xung quanh. Những triệu chứng gai cột sống bao gồm:

Đau lưng.

Đau khi cố gắng gập ưỡn, thay đổi tư thế, đặc biệt ở vùng cổ và thắt lưng khi thường xuyên có sự chuyển động vùng này. Triệu chứng đau giảm khi nghỉ ngơi, ít cử động.

Nếu có chèn ép lên các dây thần kinh xuất phát từ tuỷ sống, người bệnh có cảm giác yếu, vận động khó hoặc tê vùng cánh tay, chân một hoặc cả hai bên.

Tình trạng co rút cơ, chuột rút hay cứng cơ có thể xảy ra vì tình trạng giảm vận động do đau.

Ở mức độ nặng hơn, sự chèn ép vào thần kinh nhiều gây rối loạn tiểu tiện. Sẽ nguy hiểm nếu không kịp thời can thiệp, gây biến chứng ở đường tiết niệu.

Khi có các triệu chứng của bệnh gai cột sống, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều trị sớm gai cột sống giúp tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí điều trị. Hơn nữa cũng hạn chế được các biến chứng chèn ép thần kinh nguy hiểm. Bên cạnh đó bác sĩ hướng dẫn thay đổi lối sống và các tư thế đúng. Từ đó tránh được các nguyên nhân gai cột sống tái diễn.

Có nên uống thuốc xương khớp hay không

Giống như các bệnh lý cơ xương khớp khác, gai cột sống không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tất cả các phương pháp điều trị nhằm giảm nhẹ triệu chứng cũng như hạn chế sự phát triển của gai xương. Để điều trị bệnh gai cột sống, người bệnh cần phối hợp nhiều biện pháp khác nhau như: sử dụng thuốc tây y kết hợp với đông y, các phương pháp vật lý trị liệu, tập thể dục nhằm điều trị các triệu chứng của bệnh gai cột sống.

Thuốc tây 

Đây được xem như là phương pháp điều trị bảo tồn đối với những người mắc bệnh gai cột sống. Với các triệu chứng như đau nhức, tê bì tay chân, cảm giác khó chịu… thì việc dùng các thuốc giảm đau, chống viêm sẽ cho hiệu quả tốt. Có thể kể tới: Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac, nhóm Corticoid, nhóm Vitamin B (B1, B2, B6…) Tuy nhiên, cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn mà thuốc gây ra.

Thuốc Glucosamine Chondroitin MSM là thuốc hỗ trợ tốt cho xương khớp và tạo chất nhờ cho khớp rất tốt.

Mô tả sản phẩm:

Sản phẩm giúp cải thiện sức khỏe xương khớp:
Giúp bảo vệ chống lại sự suy thoái của sụn
Giúp giảm đau và viêm

3. Thành phần:

Serving Size: 2 tablets
Shellfish free Glucosamine Hydrochloride =1500mg
Sodium Chondroitin Sulfate = 1200mg
MSM ( as methylsulfonymethane ) = 700mg

4. Hướng dẫn sử dụng:

Người lớn uống 2 viên mỗi ngày sau bữa ăn hoặc theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Lưu ý:

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Không dùng khi mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của sản phẩm.
Bài viết của Sorbus chỉ có tính chất tham khảo và được chọn lọc từ nhiều nguồn đáng tin cậy
Bài viết trên không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.